Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

30 Đề thi thử thpt quốc gia môn GDCD có lời giải (Đề 3)

  • 6040 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK GDCD 12 trang 18: Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.


Câu 2:

Hành vi xâm phạm đến quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư... là thuộc loại vi phạm nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng...) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác, ví dụ: quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính,...)


Câu 3:

Có tất cả mấy hình thức thực hiện pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có bốn hình thức thực hiện pháp luật là: Tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật.


Câu 4:

Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước, người vi phạm pháp luật phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đây là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nội dung áp dụng pháp luật có quy định: Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước, người vi phạm pháp luật hoặc các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.


Câu 5:

Tòa án Nhân dân Tỉnh A đã ra quyết định xử phạt Hồ Văn H 2 năm tù giam về tội "Đánh người gây thương tích". Quyết định của Tòa án là hình thức

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đưa ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Vậy trong trường hợp này Tòa án Nhân dân Tỉnh A đã áp dụng pháp luật.


Câu 6:

Ông A để lại di chúc của mình cho vợ và 2 con X và H về sở hữu nhà và toàn bộ đất đai. Xem xét bản di chúc hợp pháp nên UBND xã M đã chấp thuận về quyền sở hữu tài sản thừa kế. Vợ ông A đã sử dụng ngôi nhà như bản di chúc. Trong tình huống trên ai đang áp dụng pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ông A để lại bản di chúc hợp pháp: Ông A đang sử dụng pháp luật. Vợ ông A sở hữu tài sản thừa thế hợp pháp: vợ ông A đang sử dụng pháp luật. UBND xã M chấp thuận bản di chúc hợp pháp: UBND xã M đang áp dụng pháp luật.


Câu 7:

Ông B điều khiển ô tô đi ngược chiều, gây tai nạn làm chết người. Vậy ông B đã

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội: Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định trong Bộ luật Hình sự với các tội như: Tội giết người; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác; Tội hiếp dâm; Tội lây truyền HIV cho người khác;...Trong tình huống trên đây, ông B đã cố ý đi vào đường ngược chiều và gây tai nạn làm chết người, như vậy ông B đã vi phạm hình sự.


Câu 8:

Anh A bị nhiễm HIV, anh A biết nhưng vẫn chung sống cùng vợ. Một thời gian sau, vợ anh A bị lây nhiễm HIV từ chồng mình. Chọn ý đúng nhất với trường hợp trên.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo Bộ luật Hình sự 2015: Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Như vậy, hành vi của anh A vẫn là vi phạm hình sự.


Câu 9:

Anh Đ xây nhà trên phần đất nhà mình nhưng làm ảnh hưởng dẫn đến vách tường nhà chị H bị nứt nghiêm trọng. Nhận định nào dưới đây là đúng trong trường hợp này?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng...) và quan hệ nhân thân. Theo Điều 272, 273 Bộ Luật Dân sự quy định trách nhiệm của người xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến công trình của người khác.


Câu 10:

H biết anh M là người trộm cắp ôtô, nhưng H không tố giác với cơ quan công an. Việc không tố giác tội phạm của H là vi phạm pháp luật thuộc loại 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Hành vi không hành động theo quy định của pháp luật là người nào biết rõ một trong các tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù tùy mức độ. Trong tình huống trên, H biết hành vi của anh M là người trộm cắp ôtô, nhưng H không tố giác với cơ quan công an. Việc làm này của H là hành vi không hành động.


Câu 11:

Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.


Câu 12:

Trách nhiệm pháp lí sẽ buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK GDCD 12 trang 28: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.


Câu 13:

Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là, mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là, mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.


Câu 14:

Để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.


Câu 15:

Những hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì bị xử lí thế nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Giáo dục công dân 12 Những hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau


Câu 16:

Văn kiện Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam có viết: "...Xử lí kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu, tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc tham nhũng". Nội dung trên đề cập đến vấn đề nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nghĩa là: công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật


Câu 17:

Trường hợp nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào khả năng, điều kiện, và hoàn cảnh của mỗi người. Như vậy, trường hợp công ty Taxi A chỉ nhận lao động nam mà không nhận lao động nữ là không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Những trường hợp còn lại thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân nhưng phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh.


Câu 18:

Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều phải bị

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.


Câu 19:

Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân quy định: Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc nghi ngờ không có căn cứ. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật và bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật.


Câu 20:

Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Công dân có quyền tự do ngôn luận nghĩa là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Hình thức thực hiện quyền tự do ngôn luận đầu tiên là công dân có thể sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố,... bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.


Câu 21:

Nghi ngờ nhà của ông A có chứa hàng lậu. Đội quản lý thị trường đã tự tiện vào nhà ông A lục soát. Nếu là ông A thì em sẽ xử sự như thế nào cho đúng pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nghĩa là không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý; trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc làm của đội quản lí thị trường là không đúng quy định của pháp luật, vì vậy, ông A có quyền không cho họ vào nhà, nếu họ muốn vào nhà khám xét thì phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Câu 22:

Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Ủy ban nhân dân huyện H, A đã viết bài sai sự thật nhằm bôi nhọ cán bộ này. Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là mọi công dân có quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác. Như vậy, hành vi bôi nhọ cán bộ đã xâm phạm đến quyền này.


Câu 23:

Nghi ngờ anh A có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hình sự, nên anh H đã âm thầm lấy điện thoại, kiểm tra email của anh A. Trưởng Công an thành phố T đã có lệnh yêu cầu kiểm tra email, điện thoại anh A để phục vụ điều tra, đồng chí công an M đã có giấy triệu tập và kiểm tra anh A. Ai trong đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về an toàn thư tín, điện tín?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK GDCD 12 trang 60: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện tín là quyền cơ bản của mọi công dân, không ai được phép xâm phạm. Chỉ những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật mới có quyền kiểm soát thư. Trong trường hợp này, anh M đã có giấy triệu tập và kiểm tra anh A, Trưởng Công an thành phố T đã có lệnh yêu cầu kiểm tra, anh H không phải người có thẩm quyền pháp lý cũng không được sự đồng ý của anh A. Vì vậy, trong tình huống này, anh H đã vi phạm quyền được pháp luật đảm bảo về an toàn thư tín, điện tín.


Câu 24:

Bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề bầu cử ở Việt Nam trong khuôn khổ của pháp luật là thể hiện quyền

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Công dân có quyền tự do ngôn luận nghĩa là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Việc bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề bầu cử ở Việt Nam trong khuôn khổ của pháp luật là thể hiện quyền tự do ngôn luận.


Câu 25:

Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình (ví dụ: chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng hoặc cơ sở hạ tầng; xây dựng hương ước, quy ước…)


Câu 26:

Mục đích của khiếu nại là nhằm

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK GDCD 12 trang 75: Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.


Câu 27:

Trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2016. Anh Nguyễn Văn A 22 tuổi vừa tốt nghiệp đại học và có tài năng xuất chúng trong lĩnh vực chính trị. Anh A đã tự ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng khi hiệp thương để lên danh sách bầu cử thì Ủy ban bầu cử đã gạt anh khỏi danh sách ứng cử vì anh quá trẻ. Việc làm của Ủy ban bầu cử là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. Trong trường hợp này, anh A đủ điều kiện ứng cử, nhưng lại bị gạt khỏi danh sách ứng cử là vi phạm quyền bầu cử, ứng cử.


Câu 28:

Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân được quy định trong bộ luật nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân được quy định tại điều 126 bộ Luật Hình sự


Câu 29:

Công dân có quyền tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất. Đây là nội dung của quyền nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quyền sáng tạo của công dân quy định: Công dân có quyền được tự do nghiên cứu khoa học, tự to tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học, để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.


Câu 30:

Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền của công dân trong hoạt động sáng tạo?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phá hoại sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học của người khác là hành vi xâm phạm quyền của công dân trong hoạt động sáng tạo.


Câu 31:

Hùng là học sinh lớp 10 nhưng đã xây dựng được phần mềm học môn Lịch sử giúp nhiều học sinh yêu thích môn Lịch sử. Trong trường hợp này, Hùng đã phát huy quyền nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩa để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học và các lĩnh vực đời sống xã hội. Như vậy, việc làm của Hùng đã phát huy quyền sáng tạo của công dân.


Câu 32:

Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng muốn học thêm một chuyên ngành khác để bổ trợ chuyên môn cho mình nên anh P đã chọn học văn bằng 2 ở một trường Cao đẳng về ngành Dược sỹ. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. Quyền học tập này của công dân có thể được thực hiện nhiều hình thức khác nhau. Công dân có thể học ở chính quy, học tập trung, không tập trung, ban ngày, buổi tối.. Trong trường hợp này, Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng đã học thêm một hình thức giáo dục khác (học văn bằng 2) trường Cao đẳng Dược. Anh P đang được hưởng quyền học thường xuyên, học suốt đời.


Câu 33:

Hiện nay để thực hiện công cuộc phát triển đất nước, nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp các doanh nghiệp phát triển. Đây là nội dung của pháp luật về 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Những việc làm của nhà nước khi tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp các doanh nghiệp phát triển là nội dung của pháp luật về phát triển kinh tế.


Câu 34:

Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất là 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK GDCD trang 8 thì trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tư liệu lao động và đối tượng lao động bắt nguồn từ tự nhiên. Còn sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyêt định nhất. Vậy đáp án đúng là sức lao động.


Câu 35:

Người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố cơ bản của 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK GDCD 11 thì lực lượng sản xuất bao gồm: Người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Vậy đáp án đúng là lực lượng sản xuất.


Câu 36:

Những thông tin của thị trường sẽ giúp cho người mua điều chỉnh

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 25 thì những thông tin của thị trường sẽ giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận; còn người mua điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. Vậy đáp án đúng là việc mua sao cho có lợi nhất.


Câu 37:

Ngoài giá trị, giá cả, quy luật thị trường còn phụ thuộc vào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 29 thì trên thị trường, giá cả của từng hàng hóa có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa hình thành trong sản xuất, do ảnh hưởng của cạnh tranh, cung cầu. Và đối với quy luật thị trường không thể thiếu nhân tố nữa đó là đồng tiền. Vậy đáp án đúng là cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.


Câu 38:

Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 40 thì mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn với các mặt tích cực thì gọi là cạnh tranh lành mạnh. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới thực sự là động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vậy đáp án đúng là cạnh tranh lành mạnh.


Câu 39:

Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trong các yếu tố trên thì giá cả ảnh hưởng lớn đến cung.


Câu 40:

Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá: "Tôi thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp dược trong nước đã bắt đầu có hiện tượng tách tốp như trong một cuộc đua xe đạp, chúng ta đang có những nhà máy tách lên tốp đầu tức là tốp sẽ đạt những tiêu chuẩn PICS, tiêu chuẩn Nhật Bản hoặc là tiêu chuẩn châu Âu". Nhận định này nói lên quá trình gì ở nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội. Trong trường hợp trên, các doanh nghiệp y tế đã áp dụng quá trình hiện đại hóa trong sản xuất, để đạt được những tiêu chuẩn của Nhật Bản. Đó là quá trình Hiện đại hóa.


Bắt đầu thi ngay