Bài tập Tuần 25: Những người quả cảm
-
303 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy đọc bài “Khuất phục tên cướp biển” trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 66 và trả lời câu hỏi:
Đâu là nhân vật không xuất hiện trong truyện?
Đáp án C
Câu 5:
Điền “d” hoặc “gi”:
….ân ta gan ….ạ anh hùng
Trẻ làm đuốc sống ….à xông lửa đồn
Chân toạc máu chân dồn đuổi ….ặc
Tay chém thù, tay sắc như Gươm!
Củ khoai, củ sắn thay cơm,
Khoai bùi trong ….ạ, sắn thơm trong lòng.
Dân, dạ, già, giặc, dạ
Câu 6:
Điển “ên” hoặc “ênh”:
Quê em có dòng k…. xanh
Nước về đồng ruộng dập d…. sóng xao
Mặt trời tỏa nắng tr…. cao
Soi gương mặt nước dạt dào n…. thơ.
kênh, dềnh, trên, nên
Câu 7:
Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ ngữ đó do danh từ| hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống).
(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.
→ Chủ ngữ do ……………………. tạo thành.
(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.
→ Chủ ngữ do ……………………. tạo thành.
(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I-lích Lê nin.
→ Chủ ngữ do ……………………. tạo thành.
(1) Trần Quốc Toản
→ Chủ ngữ do danh từ tạo thành.
(2) Chị Võ Thị Sáu
→ Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành.
(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga
→ Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành.
Câu 8:
Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ:
(1) Quê hương
(2) Việt Nam
(3) Bác Hồ kính yêu
(1) Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên.
(2) Việt Nam là một đất nước tươi đẹp.
(3) Bác Hồ kính yêu là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Câu 9:
Câu nào hiểu đúng nghĩa của từ “dũng cảm”? (khoanh tròn vào chữ số đứng trước đáp án đúng)
(1) Có sức mạnh phi thường, không ai có thể cản nổi.
(2) Có tinh thần dám đương đầu với hiểm nguy để làm những việc nên làm.
(3) Kiên trì chống chọi đến cùng, không chịu lùi bước.
Khoanh vào câu (2)
Câu 10:
Điền từ “anh hùng” hoặc “anh dũng”, “dũng cảm” vào chỗ trống, thích hợp trong các câu sau:
(1) Người chiến sĩ giải phóng quân ấy đã ……………. hi sinh trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam.
(2) Những người chiến sĩ giải phóng quân đã nêu cao truyền thống …………… của dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
(3) Lòng ……………… của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
(1) anh dũng
(2) anh hùng
(3) dũng cảm
Câu 11:
Những đoạn văn nào dưới đây mở bài theo lối gián tiếp? (Khoanh tròn chữ số đầu đoạn văn)
(1)
“Tu hú kêu
Tu hú kêu
Hoa gạo nở
Đầy ước mơ hi vọng”
Cứ mỗi khi nghe thấy giai điệu bài hát “Mùa hoa phượng nở” là lòng em lại xao xuyến nhớ tới cây phượng vĩ trong sân trường em.
(2) Mở bài tả cây gạo:
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
(3) Mở bài tả cây bàng:
Tôi sống trong một ngõ nhỏ gắn bó suốt thời thơ ấu. Nơi ấy có bao cảnh vật thân quen đã in đậm trong tôi: bờ rào tre với những chú chuồn chuồn ớt đỏ chót, bức tường vôi hoen ố, xỉn màu đã tróc vữa, rặng dâm bụt chi chít những nụ hoa với trò chơi bán hàng. Nhưng gắn bó với tôi hơn tất cả là cây bàng đầu ngõ.
Khoanh vào (1), (3)
Câu 12:
Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp cho bài văn tả một cây hoa (loặc cây bóng
mát, cây ăn quả...) mà em thích.
- Mở bài tả cây hoa hồng ở ban công: Một buổi sáng, ông em vừa cười vừa nói với cả nhà: “Đố mọi người biết: Hôm nay nhà ta có cái gì mới?”. Mẹ em đoán có chú chim bồ câu mới nở, bố em nghĩ đến cô gà mái mơ đẻ trứng. Em chưa kịp nghĩ ra điều gì thì ông đã vẫy tay bảo mọi người cùng ra ban công. Thì ra, cây hoa hồng mà chị Tám đem từ Đà Lạt về tháng trước nay đã dâng tặng mọi người một bông hoa đỏ thắm
- Mở bài tả cây bàng ở sân trường: Mái trường tiểu học thân yêu đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Nơi ấy có thầy cô – những người mẹ hiền đã thương yêu, dìu dắt em khôn lớn, nơi đó có những cô bạn tinh nghịch nhưng tốt bụng, đáng yêu. Và đặc biệt, nơi ấy có cây bàng sừng sững giữa sân trường như người bạn tri kỉ của em.
- Mở bài tả cây hoa đào: Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng, mang một ý nghĩa riêng. Hoa mai mang đến cho mảnh đất phương Nam một sắc vàng đằm thắm ấm nồng. Hoa ban mang một màu trắng giản dị, tinh khiết cho người dân vùng núi cao Tây Bắc. Với người dân miền Bắc, hoa đào là biểu tượng của ngày Tết ấm áp, là hình ảnh của mùa xuân sum họp tràn trề yêu thương và hạnh phúc.