Đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 3 KNTT có đáp án (Đề 3)
-
1178 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn văn sau:
KIẾN VÀ CHÂU CHẤU
Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ.
Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”.
“Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai.
Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.
(Sưu tầm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
B. Chú nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.
Câu 2:
Gặp bạn kiến, châu chấu đã rủ rê điều gì?
A. Châu chấu rủ kiến trò chuyện và đi chơi thỏa thích cùng nó.
Câu 3:
Vì sao kiến lại từ chối lời rủ rê của châu chấu?
B. Vì kiến đang bận đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới.
Câu 4:
Vì sao châu chấu lại mỉa mai lời kiến nói?
C. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến lo xa khi chuẩn bị thức ăn từ mùa hè.
Câu 5:
- Kiến: có một mùa đông ấm áp, no đủ.
- Châu chấu: sắp kiệt sức vì đói và rét.
Câu 6:
Bài học: chúng ta cần luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi, lười biếng.
Câu 7:
Ví dụ: Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn,...
Câu 8:
Gạch chân từ ngữ chỉ hoạt động trong câu văn sau:
Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”.
Từ ngữ chỉ hoạt động: rủ rê, làm việc, trò chuyện, đi chơi.
Câu 9:
Đặt một câu với từ em tìm được ở câu 8.
Ví dụ: Bố em luôn làm việc chăm chỉ mỗi ngày,...