Đề kiểm tra Giữa Học kì 1 Văn 7 - Đề 01 có đáp án
-
892 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
TRĂNG ƠI…TỪ ĐÂU ĐẾN?
Trăng ơi… từ đâu đến? Trăng ơi…từ đâu đến? Trăng ơi…từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa Hay từ một sân chơi Hay từ đường hành quân
Trăng hồng như quả chín Trăng bay như quả bóng Trăng soi chú bồ đội
Lửng lơ lên trước nhà Bạn nào đá lên trời Và soi vàng góc sân
Trăng ơi… từ đâu đến? Trăng ơi…từ đâu đến? Trăng ơi…từ đâu đến
Hay biển xanh diệu kì Hay từ lời mẹ ru Trăng đi khắp mọi miền
Trăng tròn như mắt cá Thương Cuội không ngủ được Trăng ơi có nơi nào
Chẳng bao giờ chớp mi. Hú gọi trâu đến giờ Sáng hơn đất nước em…
(Trần Đăng Khoa)
Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2:
Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật nào trong bài? Vầng trắng đó được nhìn dưới con mắt của ai?
- Hình ảnh vầng trắng gắn liền với các sự vật: quả chín, mắt cá, quả bóng, lời mẹ ru, đường hành quân.
- Vầng trăng được nhìn dưới con mắt của trẻ thơ.Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
Trăng ơi…từ đâu đến
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
- Biện pháp tu từ: so sánh (trăng bay như quả bóng).
- Tác dụng: làm cho hình ảnh thơ sinh động, gần gũi, gợi hình, gợi cảm.Câu 4:
Hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa hai câu thơ:
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…
Câu 5:
Từ cảm xúc với trăng trong thơ của Trần Đăng Khoa, em hãy nêu tình cảm, cảm xúc của em với vầng trăng quê hương mình?
- HS nêu được những tình cảm riêng của mình với vầng trăng quê hương mà mình cảm nhận được sau khi học xong bài thơ.
Yêu cầu:
- Đảm bảo thể thức yêu cầu.
- Đảm bảo nội dung theo yêu cầu.Câu 6:
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần.
Mở bài:
- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.Thân bài:
- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện.
+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện.
+ Dấu tích liên quan.
- Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.
+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả.
- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử.Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
* Biểu điểm chung:
- Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 3, 4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn phân tích, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1: Các trường hợp còn lại.