Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Đề kiểm tra Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)

  • 3013 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Bài: Trống đồng Đông Sơn – “Từ Nổi bật trên hoa văn ... đến hết.”

Trang 17 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)

Câu hỏi: Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên Trống Đồng?
Xem đáp án

Đáp án: Trên trống đồng, hình ảnh con người hòa với thiên nhiên được khắc họa nổi bật. Đó là những người đang lao động: đánh cá, săn bắn hoặc đang đánh trống thổi kèn, đang cầm vũ khí bảo vệ quê hương hoặc đang tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh.


Câu 2:

Bài: Vẽ về cuộc sống an toàn – “Từ Được phát động ... Cần Thơ, Kiên Giang.”

Trang 54 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)

Câu hỏi: Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
Xem đáp án
Đáp án: Thiếu nhi nhiệt liệt hưởng ứng cuộc thi nên chỉ trong vòng 4 tháng, ban tổ chức đã nhận được 50.000 bức tranh từ cả nước gửi về Hà Nội.

Câu 3:

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Chiếc nón mẹ làm

An-đrây được mẹ tặng cho một chiếc nón mới. Chiếc nón màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải xanh ở chính giữa. An-đrây hãnh diện và muốn khoe với mọi người chiếc nón của mình. Thế là, cậu đến quảng trường nơi sắp diễn ra một trận bóng của hoàng gia.

Tại đây, An-đrây gặp công chúa và nhà vua. Công chúa mặc một chiếc váy bằng lụa trắng đính nơ vàng tuyệt đẹp. Nàng tháo sợi dây chuyền của mình đeo vào cổ cậu bé và bảo:

- Này em, hãy đưa chiếc nón cho ta!

An-đrây lắc đầu. Thình lình, nhà vua oai vệ bước tới. Nhà vua khoác chiếc áo vàng đỏ tía. Chiếc vương miện bằng vàng lấp lánh trên mái tóc gợn sóng trắng phau của ngài. Nhà vua mỉm cười: “Người sẽ đổi chiếc nón lấy chiếc vương miện bằng vàng của ta chứ?”

An-đrây sững sờ nhìn đức vua. Khi nhà vua cầm chiếc vương miện tiến đến gần cậu. Cậu phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường. Cậu chạy nhanh đến nỗi sợi dây chuyền rơi ra khỏi cổ nhưng chiếc nón vẫn còn nguyên trên đầu.

Về nhà, An-đrây sà vào lòng mẹ và lo lắng kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé: “Dù cho con có đội vương miện bằng vàng thì trông con vẫn không tuyệt như khi đội chiếc nón mẹ làm.”

An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.
 
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
 
Trong bài, An-đrây hãnh diện vì được mẹ tặng cho cái gì?
Xem đáp án
Đáp án: D. Một chiếc nón tự tay mẹ may.

Câu 4:

Công chúa muốn trao đổi vật gì với cậu bé đó?
Xem đáp án
Đáp án: C. Sợi dây chuyền và chiếc nón.

Câu 5:

Khi nhà vua cầm chiếc vương miện đến gần cậu, cậu tỏ ra như thế nào?
Xem đáp án
Đáp án: B. Cậu phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường và không đem theo chiếc vương miện.

Câu 6:

Tại sao sau khi nghe mẹ nói, An-đrây lại cảm thấy vui vẻ?
Xem đáp án
Đáp án: C. Vì cậu thấy mình thật tuyệt khi đội chiếc nón mẹ làm và không cho công chúa chiếc nón.

Câu 9:

b) Thầy giáo bảo em chăm chú nghe giảng.
Xem đáp án
Đáp án: Em hãy tập trung vào bài giảng của thầy nhé!

Câu 10:

Em hãy cho biết câu văn sau là kiểu câu gì?
An-đrây sững sờ nhìn đức vua.
Xem đáp án
Đáp án: C. Ai thế nào?

Câu 11:

Câu nói của mẹ An-đrây có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Xem đáp án
Đáp án: A. So sánh.

Câu 12:

Bạn An-đrây trong câu chuyện trên là người như thế nào?
Xem đáp án
Đáp án: Bạn An-drây trong câu chuyện trên là người biết trân trọng và giữ gìn món quà mà người khác dành tặng cho mình.

Câu 15:

Tập làm văn: Em hãy viết một bài văn kể về một buổi lao động mà em (hoặc mọi người xung quanh) đã làm để giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.

Dàn ý gợi ý:

a) Mở bài: Giới thiệu chung về buổi lao động (Buổi lao động có diễn ra thường xuyên hay không? Mục đích của buổi lao động đó là gì?)

Gợi ý: Trồng cây, chăm sóc cây; Dọn vệ sinh nơi đang sống, làm đẹp nơi ở và cảnh quan xung quanh; ngăn chặn những hành vi phá hoại và gây ô nhiễm môi trường...

b) Thân bài:

- Diễn biến của buổi lao động đó:

+ Mọi người tổ chức buổi lao động đó như thế nào?

+ Em (và những người khác) giữ vai trò gì trong buổi lao động?

+ Những hình ảnh nào nổi bật khi tham gia lao động?

- Kết thúc buổi lao động:

+ Kết quả của buổi lao động.

+ Ý nghĩa của buổi lao động.

c) Kết bài:

- Nêu cảm xúc của em về buổi lao động đó.
Xem đáp án

Đáp án: học sinh hãy trả lời các câu hỏi gợi ý, sau đó ghép các câu trả lời thành một đoạn văn.

Đoạn văn tham khảo:

“Lao động là vinh quang”. Để thực hiện khẩu hiệu đó lớp tôi đã rất hăng hái tham gia đợt phát động của Đoàn Thanh niên, làm đẹp trường lớp. Vì thế tuần vừa qua, chúng tôi có buổi lao động rất thú vị.

Để kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên 26 – 3, Đoàn trường tổ chức cho các lớp lao động. Lớp tôi vốn hiếu động nên nhanh chóng lên kế hoạch cho mình. Sắp xếp xong xuôi, cả lớp sẵn sàng cho buổi lao động vinh quang.

Buổi chiều hôm ấy, trời mát mẻ dễ chịu. Những đám mây trên trời ở đâu kéo đến tạo nên một khoảng râm khổng lồ. Gió thổi nhè nhẹ, tiếng chim trong vườn trường cất tiếng hót líu lo khiến cho không khí buổi lao động thêm phần phấn chấn. Ai nấy đều rất hào hứng, chúng tôi bắt đầu công việc.

Làm vệ sinh khu vườn không có gì nặng nhọc, chỉ cần chăm chỉ và cẩn thận. Mà điều đó các bạn gái lớp tôi rất giỏi. Những bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo của các bạn cắt tỉa tán lá, vun xới cho cây, tưới nước, nhặt cỏ. Các bạn trai nhiệt tình đào hố trồng cây, xách nước. Vừa làm mọi người vừa trò chuyện rôm rả quên hết mệt nhọc. Tiếng những bước chân nhẹ nhàng trên đất, tiếng kéo cắt lá, tiếng cuốc đào xới hòa lẫn tiếng cười làm cho ánh nắng dìu dịu của mặt trời cũng vui vẻ. Làm đến gần trưa, mọi người ai cũng có vẻ đã thấm mệt. Đúng lúc đó thì lớp trưởng ở đâu chạy về mang theo nước uống và rất nhiều xoài xanh. Nhìn thấy chúng là bao nhiêu mệt nhọc tan biến.

Buổi lao động kết thúc, chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đầu tuần sinh hoạt dưới cờ, lớp tôi được đoàn trường khen ngợi và biểu dương. Cô giáo chủ nhiệm rất hài lòng và tự hào khi có những học sinh ngoan.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương