IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Cánh diều có đáp án (Đề 2)

  • 762 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phát biểu B không đúng vì: Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng công tắc hoặc cổng quang điện.


Câu 2:

Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập” nằm ở bước kiểm tra giả thuyết.


Câu 3:

Nguyên tử silicon có 14 electron. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử này lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử silicon có 14 electron sẽ sắp xếp lần lượt như sau:

+ Lớp thứ nhất có 2 electron.

+ Lớp thứ hai có 8 electron.

+ Còn lại 14 – 2 – 8 = 4 electron ở lớp thứ ba.


Câu 4:

Một vận động viên xe đạp đi với tốc độ là 45km/h. Quãng đường người đó đi được trong vòng 2 giờ là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tóm tắt: v = 45km/h; t = 2h; s =?

Quãng đường vận động viên đi được là:

s = v.t = 45. 2 = 90 km


Câu 5:

Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ:

Media VietJack

Nhận xét nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Với cùng một khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến thời điểm t ta thấy xe đỏ đi được quãng đường lớn hơn xe xanh (sd>sx) nên xe đỏ đi nhanh hơn xe xanh.


Câu 6:

Nếu đơn vị đo quãng đường là mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nếu đơn vị đo quãng đường là mét (kí hiệu: km), đơn vị đo thời gian là giờ (kí hiệu: h) thì đơn vị đo tốc độ là km/h.


Câu 7:

Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?

Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Biển báo có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.


Câu 8:

Trên quãng đường AB có đặt một thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc là bao nhiêu để không vượt quá tốc độ cho phép?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tốc độ giới hạn là 45 km/h = 12,5 m/s

Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc để không vượt quá tốc độ cho phép là:

t=sv=812,5=0,64(s)

Vậy để không vượt quá tốc độ cho phép thời gian đi giữa hai vạch mốc phải lớn hơn 0,64s.


Câu 9:

Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.


Câu 10:

Thành phần nào sau đây không phải là chất mà cơ thể người cần lấy vào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các chất mà cơ thể lấy vào như: oxygen, chất dinh dưỡng, nước.

Carbon dioxide và chất thải là những chất mà cơ thể thải ra.


Câu 11:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của lá phù hợp với chức năng quang hợp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

C – Sai. Khí khổng giúp cho khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp.


Câu 12:

Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Sự biến đổi năng lượng hóa năng thành nhiệt năng là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người.

- Sự biến đổi quang năng thành hóa năng là chuyển hóa năng lượng xảy ra ở những sinh vật có khả năng quang hợp.


Câu 13:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

D – Sai. Cường độ ánh sáng càng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp.


Câu 14:

Cần trồng cây với mật độ phù hợp vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trồng cây với mật độ dày khiến cây nhận được ít ánh sáng, hiệu suất quang hợp thấp, tích lũy được ít chất hữu cơ nên năng suất cây trồng sẽ thấp.


Câu 15:

Nguyên liệu của quá trình quang hợp là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nguyên liệu của quá trình quang hợp là nước và carbon dioxide.


Câu 16:

Vì sao trước khi gieo hạt người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trước khi gieo hạt, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40oC) vì để cung cấp nước và nhiệt độ thích hợp cho quá trình hô hấp tế bào, kích thích hạt nảy mầm.


Câu 17:

Nguyên tử X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 11. Trong hạt nhân nguyên tử X, hạt không mang điện nhiều hơn hạt mang điện tích dương là 1 hạt.

a) Xác định số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X.

Xem đáp án

a) Nguyên tử X có:

+ Số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân = 11 (hạt).

+ Hạt nhân nguyên tử chứa hai loại hạt là proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện). Theo bài ra ta có:

Số neutron = số proton + 1 = 11 + 1 = 12 (hạt).


Câu 18:

b) Tính khối lượng nguyên tử X.

Xem đáp án

b) Do khối lượng của electron nhỏ hơn nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.

Khối lượng nguyên tử X là: 11 × 1 + 12 × 1 = 23 (amu).


Câu 19:

c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp.

Xem đáp án

c) Nguyên tử X có 3 lớp electron. Trong đó:

+ Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.

+ Lớp thứ hai có 8 electron.

+ Còn lại 11 – 2 – 8 = 1 electron ở lớp thứ ba.


Câu 20:

Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị?

Media VietJack
Xem đáp án

Trong 5 phút đầu cô Mai đi được: s = 1500 m, t = 5 phút = 300 s

Tốc độ của cô Mai là: v=st=1500300=5(m/s)

Sau khi đi được 1500 m cô Mai dừng lại 10 phút (do đồ thị đoạn này là đường thẳng song song với trục thời gian).

Sau khi dừng lại cô Mai tiếp tục đi đến siêu thị với tốc độ không đổi nên thời gian để đi hết quãng đường còn lại là: t=sv=15005=300(s)= 5 phút

Thời gian cô Mai đi từ nhà đến siêu thị là: t=5+10+5=20(phút)


Câu 21:

Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:

Media VietJack

Tính tốc độ trung bình của bạn học sinh?

Xem đáp án

Thời gian trung bình bạn học sinh chạy trong ba lần đo là:

t=t1+t2+t33=14,25+14,15+14,353=14,25(s)

Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là

v=st=10014,257,02  (m/s)


Câu 22:

Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị ngừng lại thì hậu quả gì sẽ xảy ra?

Xem đáp án

- Vai trò của hô hấp tế bào đối với cơ thể sống:

+ Giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật.

+ Tạo ra nhiệt năng giúp cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định.

- Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị dừng lại thì cơ thể sẽ không có năng lượng cho các hoạt động sống và như vậy, cơ thể sẽ chết.


Bắt đầu thi ngay