Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Kết nối tri thức có đáp án
Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
-
991 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
Đáp án đúng là: C
Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm” nằm ở bước lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.
Câu 2:
Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?
Đáp án đúng là: D
Bình chia độ được sử dụng để đo thể tích.
Câu 3:
Cho mô hình nguyên tử carbon như sau:
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử carbon là
Đáp án đúng là: C
Quan sát mô hình nguyên tử carbon thấy carbon có 6 electron ở lớp vỏ.
Mà trong nguyên tử, số proton = số electron ⇒ Carbon có 6 proton trong hạt nhân.
Vậy carbon có số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = 6.
Câu 4:
Đường từ nhà Hoàng tởi trường dài 2,4 km. Nếu đi bộ, Hoàng đi hết 0,6 h. Nếu đi xe đạp, Hoàng đi hết 10 min. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: D
Tốc độ đi bộ trung bình của Hoàng là 4 km/h.
Tốc độ đi xe đạp trung bình của Hoàng là 14,4 km/h = 4 m/s
Câu 5:
Khi đo tốc độ của một vật sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện thì ta phải chỉnh đồng hồ về chế độ nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Khi đo tốc độ của một vật sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện thì ta phải chỉnh đồng hồ về chế độ Mode .
Câu 6:
Từ đồ thị quãng đường – thời gian ta không thể xác định được
Đáp án đúng là: D
A, B, C đều xác định được trên đồ thị quãng đường – thời gian.
Câu 7:
Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông thì tốc độ lưu thông … (1) … thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe … (2) ….
Đáp án đúng là: A
Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông thì tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng lớn.
Câu 8:
Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h.
Đáp án đúng là: A
Đổi 80 km/h = m/s
Khoảng cách an toàn của xe theo quy tắc “3 giây’’ là
s = v.t =
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
Đáp án đúng là: C
C. Sai. Trao đổi chất là quá trình sinh vật lấy các chất từ môi trường, biến chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
Câu 10:
Sản phẩm của quá trình quang hợp là
Đáp án đúng là: A
Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:
→ Sản phẩm của quá trình quang hợp là glucose và oxygen.
Câu 11:
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình quang hợp ở cây xanh là?
Đáp án đúng là: D
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình quang hợp ở thực vật là: nước, ánh sáng, khí carbon dioxide và nhiệt độ.
Câu 12:
Nguyên liệu quá trình hô hấp tế bào là
Đáp án đúng là: B
Phương trình tổng quát của hô hấp tế bào là:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
→ Nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào là glucose và oxygen.
Câu 13:
Nhóm nông sản nào sau đây thường được bảo quản bằng tủ lạnh hoặc kho lạnh?
Đáp án đúng là: A
- Biện pháp bảo quản lạnh thường dùng để bảo quản phần lớn các loại thực phẩm, rau, quả như rau cải, cà chua, bắp cải,…
- Biện pháp bảo quản khô thưởng sử dụng để bảo quản các loại hạt, như hạt lúa, hạt ngô, hạt cà phê, hạt lạc.
Câu 14:
Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người?
Đáp án đúng là: B
Sự biến đổi hóa năng thành nhiệt năng là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người (là quá trình phân giải tạo năng lượng của cơ thể).
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp?
Đáp án đúng là: A
A. Sai. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ 25 – 35oC. Nếu nhiệt độ quá cao (trên 40oC) hay quá thấp (dưới 10oC) sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp.
Câu 16:
Vì sao không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín?
Đáp án đúng là: B
Không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, mà khi hô hấp cây lấy vào khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide, dẫn tới ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
Câu 17:
Quan sát mô hình nguyên tử nitrogen sau:
a) Áp dụng mô hình nguyên tử của Bo, mô tả cấu tạo của nguyên tử nitrogen.
a) Nguyên tử nitrogen gồm có hạt nhân mang điện tích dương và 7 electron chuyển động quanh hạt nhân. 7 electron này được xếp thành hai lớp, lớp trong cùng có 2 electron, lớp tiếp theo có 5 electron.
Câu 18:
b) Biết nitrogen có 7 neutron trong hạt nhân. Tính khối lượng nguyên tử nitrogen.
b) Nguyên tử nitrogen có số proton = số electron = 7 (hạt).
Khối lượng nguyên tử nitrogen bằng tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron.
Khối lượng nguyên tử nitrogen là:
7 × 1 + 7 × 1 + 7 × 0,00055 = 14,00385 (amu).
Câu 19:
Một xe máy lên dốc với tốc độ 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, xe máy này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Tính tốc độ trung bình của xe máy trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc?
Gọi con dốc dài s (km)
Thời gian xe máy lên dốc là
Do xe máy xuống dốc với tốc độ nhanh gấp đôi lên dốc nên v = 32 km/h
Thời gian xe máy xuống dốc là
Tốc độ trung bình của xe máy trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là
Câu 20:
Đồ thị quãng đường – thời gian của một xe ô tô được biểu diễn như sau:
a. Trong khoảng thời gian từ 0,1 h đến 0,5 h xe ô tô trên đi được bao xa?
a. Tại t = 0,1 h ta được s = 3 km
Tại t = 0,5 h ta được s = 24 km
Vậy trong khoảng thời gian từ 0,1 h đến 0,5 h xe ô tô trên đi được
S = 24 – 3 = 21 km
Câu 21:
b. Tốc độ của ô tô trong khoảng từ 0,2 h đến 0,6 h là
b. Từ đồ thị ta tính được tốc độ của ô tô là
Câu 22:
Trình bày những đặc điểm của lá cây thích nghi với chức năng quang hợp.
Những đặc điểm của lá cây thích nghi với chức năng quang hợp:
- Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.
- Trên phiến lá có nhiều gân giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp.
- Lớp biểu bì lá có nhiều khí khổng - là nơi carbon dioxide đi từ bên ngoài vào bên trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường.
- Lá chứa nhiều lục lạp (bào quan quang hợp) có các hạt diệp lục, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.