Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Văn Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Ngữ Văn có đáp án (14 đề)

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Ngữ Văn có đáp án (14 đề)

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 12)

  • 3406 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Nội dung chính của đoạn thơ trên?

Xem đáp án

Nội dung chính của đoạn thơ: Nói lên những câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên của tác giả với mẹ của mình. Qua đó thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng thiêng liêng của quê hương.


Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau:

                                    Quê hương là chùm khế ngọt

                   Cho con trèo hái mỗi ngày

                  Quê hương là đường đi học

                  Con về rợp bướm vàng bay

Xem đáp án

Chi tiết tu từ đặc sắc trong khổ thơ :

 Quê hương chùm khế ngọt

 Quê hương đường đi học

Biện pháp tu từ " so sánh "

Tác dụng : Làm cụ thể , nổi bật hoá vẻ đẹp của quê hương . Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho ý diễn đạt . Qua đó nói lên sự thân thiết , gần gũi của quê hương với mỗi con người . Đồng thời bộc lộ tư tưởng , tình cảm sâu sắc của tác giả với quê hương của bản thân .


Câu 4:

Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? Lý giải? (Trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng)
Xem đáp án

Thông điệp mà em tâm đắc nhất của tác giả trong đoạn trích :

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy hãy yêu ?

Ai đi xa cũng nhớ nhiều ?

Giải thích : Nói lên lời khuyên chân thành của tác giả gửi gắm tới người đọc . Cho chúng ta thấy được giá trị , tầm quan trọng của quê hương - ảnh hưởng đến việc hình thành mỗi con người . Dù đi nơi nào , hay đến nơi đâu thì mỗi người chúng ta vẫn luôn khao khát , nhớ mong về quê hương . Nó không hề xa hoa mà vô cùng giản dị , nó cho con người một sự bình yên thư thái đến tận cùng trái tim


Câu 5:

Cảm nhận của em về những lần hóa thân của Tấm qua trích đoạn sau:

  (1) “...Lại nói về Tấm chết hóa thân làm chim vàng anh. Chim bay một mạch về kinh đến vườn ngự. Thấy Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, vàng anh dừng lại trên một cành cây, bảo nó:

      - Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.

     Rồi chim vàng anh bay thẳng vào cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu

chim bay đến đó. Vua đang nhớ Tấm khôn nguôi, thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo:

     - Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo.

     Chim vàng anh bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ... không tưởng đến Cám”

  (2) “...Lông chim vàng anh ở vườn hóa ra hai cây xoan đào. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào.”

  (3) “...Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp:

    - Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ

     Nhưng khi khung cửi đóng xong, Cám ngồi vào dệt lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình:

Cót ca cót két,

Lấy tranh chồng chị,

       Chị khoét mắt ra.”

    (4) “…Từ đống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum sê. Đến mùa, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi. Có bà lão hàng nước ở gần đó, một hôm đi qua dưới gốc, ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên, thấy quả thị trên cành cao, bèn giơ bị ra nói lẩm bẩm:

     - Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn.

     Bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm...”

                                (Trích: Tấm Cám – Ngữ văn tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)

     Từ đó nêu ý nghĩa sự trở về của Tấm.

Xem đáp án

1. Mời bài

- Tấm chết, linh hồn hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, rồi cây thị, quả thị. Đây vốn là những vật rất gần gũi trong cuộc sống của người lao động nơi thôn quê dân dã.

- Mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng.

2. Thân bài

- Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. Chim quấn quýt bên nhà vua, được vua sủng ái yêu chiều như với người.

- Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không phai qua bao thăng trầm của Tấm.

- Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã và thân thiết với người nông dân nơi thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng quý.

- Tấm trở lại làm người, xinh đẹp và tự tin hơn xưa. Đó là ước mơ của nhân dân ta dành cho những con người nhân hậu, tốt bụng: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

=> Tấm đều hóa thân trong những hình ảnh rất đẹp. Mỗi lần mỗi khác nhưng tất cả những hình ảnh đó đều có một sự thống nhất chung. Hiển hiện của một linh hồn lương thiện, trong sáng, thủy chung, một linh hồn không cam chịu khuất phục khi ý thức được nỗi oan ức của mình.

3. Kết bài

- Quá trình hóa thân của Tấm là sự thể hiện một sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái đẹp, cái thiện. Đó là quan niệm, đồng thời cũng là mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao động bao đời nay trong cuộc đối mặt với cái ác, cái xấu.


Bắt đầu thi ngay