Đề thi KHTN 6 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 5)
-
1228 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần
Đáp án D
Muốn có sự tăng trưởng chiều cao cần tạo điều kiện cho các tế bào xương lớn lên và phân chia → Để đạt được chiều cao tối ưu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, tập thể dục thể thao thường xuyên, ngồi học đúng tư thế.
Câu 2:
Trong các bước sau bước nào không đúng trong quy trình quan sát tế bào trứng cá?
Đáp án D
- “Sử dụng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt” là một bước trong quy trình quan sát tế bào biểu bì vảy hành chứ không phải trong quy trình quan sát tế bào trứng cá.
- Tế bào trứng cá có màng tế bào rất mỏng nên khi quan sát cần thực hiện các thao tác thật nhẹ nhàng, không thực hiện việc bóc, lột tế bào trứng cá tránh khiến tế bào trứng cá bị vỡ ra.
Câu 3:
Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?
Đáp án B
Sự tăng lên về kích thước, khối lượng của sinh vật là do sự tăng lên về kích thước (sự lớn lên của tế bào) và số lượng các tế bào (sự phân chia của tế bào) trong cơ thể.
Câu 4:
Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa
Đáp án D
Sự sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, các tế bào chết, giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển.
Câu 5:
Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là
Đáp án D
Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là có nhân hoàn chỉnh:
- Tế bào nhân thực có vật chất di truyền nằm trong nhân hoàn chỉnh (có màng nhân bao bọc).
- Tế bào nhân sơ có vật chất di truyền nằm trong vùng nhân (nhân chưa hoàn chỉnh, không có màng nhân bao bọc).
Câu 6:
Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở chỗ
Đáp án C
- Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có nhân, màng tế bào và ti thể.
- Một trong những điểm khác biệt giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là tế bào động vật không có thành tế bào còn tế bào thực vật có thành tế bào bao bọc bên ngoài. Thành tế bào giúp tế bào thực vật trở nên cứng cáp, là cơ sở giúp thực vật đứng vững mà không cần có bộ xương cơ thể.
Câu 7:
Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào?
Đáp án A
A. Đúng. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình đều được cấu tạo từ một tế bào (cơ thể đơn bào).
B. Sai. Con thỏ là sinh vật đa bào.
C. Sai. Con bướm là sinh vật đa bào.
D. Sai. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm là sinh vật đa bào.
Câu 8:
Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:
Trình tự sắp xếp đúng là
Đáp án B
Trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:
A. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1 cm2).
D. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất.
C. Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát.
B. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.
Câu 9:
Tế bào có 3 thành phần cơ bản là
Đáp án C
Tế bào có 3 thành phần cơ bản là màng tế bào, chất tế bào, nhân/vùng nhân (nhân đối với tế bào nhân thực và vùng nhân đối với tế bào nhân sơ).
Câu 10:
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:
Đáp án C
Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể. Trong đó:
- Nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau sẽ tạo thành mô.
- Nhiều mô cùng thực hiện một chức năng sẽ tạo thành cơ quan.
- Nhiều cơ quan cùng thực hiện một chức năng sẽ tạo thành hệ cơ quan.
- Cơ thể sinh vật bao gồm tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, lớn lên và sinh sản của cơ thể.
Câu 11:
Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất
Đáp án B
- Tính chất vật lí: Không có sự tạo thành chất mới.
- Tính chất hóa học: Có sự tạo thành chất mới
Loại vì nến cháy tạo thành chất mới là carbon đioxide và hơi nước ⇒ Tính chất hóa học.
Chọn vì bơ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ⇒ Tính chất vật lí.
Loại vì bánh mì để lâu bị ôi thiu là đã bị chuyển thành chất mới ⇒ Tính chất hóa học.
Loại vì cơm nếp lên men tạo thành chất mới là rượu ⇒ Tính chất hóa học.
Câu 12:
Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất
Đáp án D
A. Đường tan vào nước ⇒ Tính chất vật lí.
B. Kem để ngoài trời bị chảy lỏng (chuyển từ thể rắn sang thể lỏng) ⇒ Tính chất vật lí.
C. Tuyết tan (Chuyển từ thể rắn sang thể lỏng) ⇒ Tính chất vật lí.
D. Cơm để lâu bị mốc ⇒ Tính chất hóa học.
Câu 13:
Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
Đáp án A
Giải thích: Khi hơi nước trong không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.
Câu 14:
Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:
Đáp án C
Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện chất dễ hóa hơi
Nước hoa đang ở thể lỏng, để trong phòng bị bay hơi thành chất khí
Các chất khí đó lan toả khắp phòng nên có mùi thơm
Câu 15:
Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen
Đáp án B
Quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí carbon đioxide và thải ra khí oxygen.
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng?
Đáp án A
Lưu ý:
- Oxygen ở điều kiện thường là chất khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Oxygen cần thiết cho sự sống và sự cháy.
Câu 17:
Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?
Đáp án C
Quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí carbon đioxide và thải ra khí oxygen.
⇒ Quá trình này cung cấp thêm lượng oxygen cho không khí.
Câu 18:
Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit
Đáp án D
Khí sulfur đioxit (sulfur đioxide) có nhiều trong không khí sẽ gây mưa axit.
Câu 19:
Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra?
Đáp án D
Oxyen là khí giúp duy trì sự cháy ⇒ Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen ⇒ Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa.
Câu 20:
Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần:
Đáp án D
Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần thực hiện cả 3 biện pháp trên:
- Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm.
- Không xả rác bừa bãi.
- Bảo vệ và trồng cây xanh
Câu 21:
Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai?
Đáp án C
- Các cách bảo quản kính lúp:
+ Lau chùi bằng khăn mềm.
+ Cất kính vào hộp kín.
+ Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.
Hành động bảo vệ sai là để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng.
Câu 22:
Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ
Đáp án C
Kính lúp cầm tay có tác dụng phóng to ảnh của một vật, khi quan sát các vật nhỏ.
Câu 23:
Tấm kính dùng làm kính lúp có
Đáp án B
Tấm kính dùng làm kính lúp có phần rìa mỏng hơn phần giữa, là thấu kính hội tụ.
Câu 24:
Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là
Đáp án D
Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta là m (mét).
Câu 25:
Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?
Đáp án A
Một đầu của khối hộp đặt ở vạch 2cm. đầu còn lại đặt ở vạch 5 cm.
Chiều dài của khối hộp là: 5 – 2 = 3 cm.
Câu 26:
Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?
Đáp án B
Cách đặt vật đo hợp lí nhất là:
- Đặt thước dọc theo vật
- Đặt một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
Câu 27:
Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ?
Đáp án C
Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 28:
Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là
Đáp án B
Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là kilogam.
Câu 29:
Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ?
Đáp án D
Để cân vật được chính xác ta cần:
+ Đặt vật cân bằng trên đĩa cân
+ Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ
+ Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định
+ Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng
Câu 30:
Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất?
Đáp án D
Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ bấm giây là hợp lí nhất.
Vì khi vận động viên bắt đầu chạy, khi đó đồng hồ bắt đầu tính thời gian và khi kết thúc thì thời gian hiện trên đồng hồ bấm giây chính là thời gian chạy của vận động viên. Ngoài ra, đồng hồ bấm giây còn có độ chính xác cao hơn các đồng hồ khác.
Câu 31:
Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?
Đáp án C
- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là Sinh học, Hóa học, Vật lí học, khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
- Lịch sử không phải là lĩnh vực thuộc về khoa học tự nhiên.
Câu 32:
Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?
Đáp án A
- Kính hiển vi là dụng cụ có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3000 lần → Kính hiển vi quang học thường được sử dụng để quan sát tế bào hoặc các cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường → Trong các vật trên, cần sử dụng kính hiển vi khi quan sát tế bào biểu bì vảy hành.
- Con kiến, con ong, tép bưởi là những vật có thể quan sát bằng mắt thường.
Câu 33:
Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm
Đáp án A
Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm thị kính, vật kính. Trong đó:
- Thị kính (kính để mắt vào quan sát): có ghi 5x (gấp 5 lần), 10x (gấp 10 lần),…
- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x,…
Câu 34:
Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là
Đáp án A
Tế bào thần kinh là tế bào dài nhất trong cơ thể người. Chiều dài của tế bào thần kinh khoảng từ 13 – 60 mm (có thể dài đến 100 cm).
Câu 35:
Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?
Đáp án C
Tế bào có nhiều loại. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau:
- Các hình dạng phổ biến của tế bào là hình que, hình cầu, hình đĩa, hình nhiều cạnh, hình thoi, hình sao,…
- Kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến 100 µm. Các tế bào vi khuẩn thường có kích thước lớn hơn tế bào nhân thực.
Câu 36:
Cây lớn lên nhờ
Đáp án A
Cây lớn lên là nhờ sự tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào. Mà số lượng tế bào tăng lên là do quá trình phân chia (sinh sản) của tế bào, kích thước của tế bào tăng lên là do sự lớn lên của tế bào. Vậy cây lớn lên nhờ sự lớn lên và phân chia của tế bào.
Câu 37:
Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?
Đáp án D
Cảm ứng, vận động, hô hấp, sinh trưởng đều là những đặc trưng cơ bản của cơ thể sinh vật.
Câu 38:
Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống?
Đáp án A
Để xác định vật sống hay vật không sống cần căn cứ vào những đặc trưng của sự sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; sinh trưởng, phát triển; vận động; cảm ứng; sinh sản;…
A. Đúng. Con gà, con chó, cây nhãn đều là những vật sống.
C. Sai. Chiếc lá không phải là vật sống.
B. Sai. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn đều là vật không sống.
D. Sai. Chiếc bút là vật không sống.
Câu 39:
Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống?
Đáp án C
Để xác định vật sống hay vật không sống cần căn cứ vào những đặc trưng của sự sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; sinh trưởng, phát triển; vận động; cảm ứng; sinh sản;…
A. Sai. Con gà, con chó, cây nhãn đều là vật sống.
B. Sai. Miếng thịt là vật không sống còn con gà, cây nhãn là vật sống.
C. Đúng. Chiếc lá, cây bút, hòn đá đều là vật không sống.
D. Sai. Chiếc bút là vật không sống còn con vịt, con chó là vật sống.
Câu 40:
Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là
Đáp án A
Sau mỗi lần phân chia, từ 1 tế bào mẹ sẽ tạo thành 2 tế bào con → Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là 25= 32 tế bào.