Tiếng việt 4 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - đề số 2
-
2819 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xem Bài Đọc
THI NHẠC
Hôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông hằng yêu quý. Họ là Ve sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi. Ông nghe tim đập hồi hộp.
Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình bằng bản giao hưởng "Mùa hạ". Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông... Bản nhạc đã dứt từ lâu mà giáo sư Vàng Anh vẫn còn ngây người vì xúc động.
Gà Trống mở đầu khúc nhạc nhan đề "Bình minh" đầy hứng khỏi. "Tờ réc ... tờ re ... te te". Dế Mèn khoẻ khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu cánh gián bắt đầu với bản giao hưởng "Mùa thu". Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Giai điệu mùa thu khiến đôi mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng.
Nàng Hoạ Mi xuất hiện với tà áo tha thướt trình bày bản giao hưởng "Mùa xuân". Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt...
Cuối cùng là phần trình diễn của Vịt với tác phẩm "Ao nhà". Phong cách biểu diễn lôi cuốn làm mọi người hào hứng vô tay nhịp theo "Quạc cò... quạc quạc !". Âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.
Hội thi kết thúc, giáo sư Vàng Anh đứng lên, đôi mắt dịu dàng lướt trên mặt những đứa học trò ngoan. Giọng xúc động, giáo sư nói :
- Các con ! Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con, cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo. (Theo Nguyễn Phan Hách)
Câu 1: Những học trò nào của giáo sư Vàng Anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc?
A. Ve sầu
B. Sơn ca
C. Họa mi
D. Thiên nga
E. Vịt
F. Gà trốn
G. Dế mèn
Những học trò của giáo sư Vàng anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc đó là: Ve Sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi.
Câu 2:
Dòng nào sau đây nêu đúng tên các bản nhạc mà học trò của giáo sư Vàng Anh đã biểu diễn trong cuộc thi?
Trong cuộc thi, Ve Sầu đã trình bày tác phẩm “Mùa hạ”, Gà Trống với khúc nhạc “Bình minh”, Hoạ Mi với bản giao hưởng “Mùa xuân” và Vịt với “Ao Nhà”
Chọn đáp án: C. Mùa hạ, Bình minh, Mùa thu, Mùa xuân, Ao nhà
Câu 3:
Con hãy ghép các mảnh ghép sau sao cho được tên tác phẩm với học trò đã thể hiện tác phẩm đó:
1. Ve sầu
2. Gà trống
3. Dế mèn
4. Họa mi
5. Vịt
A. Bình minh
B. Ao nhà
C. Mùa xuân
D. Mùa hạ
E. Mùa thu
1 – d: Ve Sầu – Mùa hạ
2 – a: Gà Trống – Bình minh
3 – e: Dế Mèn – Mùa thu
4 – c: Hoạ Mi – Mùa xuân
5 – b: Vịt – Ao nhà
Câu 4:
Con hãy kéo thả tên các bản nhạc vào dòng miêu tả tương ứng dưới đây:
Ao nhà Mùa xuân Bình minh Mùa hạ Mùa thu
________: Đầu hứng khởi với những âm thanh “Tờ réc ... tờ re ... te te”
________: Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá.
________: Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.
_______: Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt
________: âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.
Bình minh: Đầu hứng khởi với những âm thanh “Tờ réc ... tờ re ... te te”
Mùa thu: Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá.
Mùa hạ: Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.
Mùa xuân: Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt
Ao nhà: âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.
Câu 5:
Những từ ngữ, chi tiết nào cho thấy giáo sư Vàng Anh rất yêu mến và trân trọng tài năng của các học trò:
A. Tim ông đập hồi hộp khi các học trò lên biểu diễn.
B. Ông hào hứng vỗ tay khi các học trò biểu diễn.
C. Ông ngây người vì xúc động khi Ve Sầu biểu diễn xong bản nhạc “Mùa hạ”
D. Mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng khi nghe bản nhạc “Mùa thu” của Dế Mèn
E. Ông tỉ mỉ nhận xét và góp ý từng phần biểu diễn của từng học trò.
F. Ông nhìn học trò dịu dàng, xúc động rồi nói ông rất vui vì sự thành công của họ và lòng ông mãi dõi theo họ.
Những từ ngữ, chi tiết cho thấy giáo sư Vàng Anh rất yêu mến và trân trọng tài năng của các học trò đó là:
- Tim ông đập hồi hộp khi các học trò lên biểu diễn.
- Ông ngây người vì xúc động khi Ve Sầu biểu diễn xong bản nhạc “Mùa hạ”
- Mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng khi nghe bản nhạc “Mùa thu” của Dế Mèn
- Ông nhìn học trò dịu dàng, xúc động rồi nói ông rất vui vì sự thành công của họ và lòng ông mãi dõi theo họ.
Câu 6:
Dòng nào sau đây có chứa các từ ngữ liên quan đến chủ đề Âm nhạc:
Dòng có chứa những từ ngữ liên quan đến chủ đề Âm nhạc đó là: Bản giao hưởng, âm thanh, vi-ô-lông, réo rắt, bản nhạc, khúc nhạc, giai điệu.
Chọn đáp án: B.
Câu 7:
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất trong bài?
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bài là nhân hoá. Tác giả đã gọi và kể về các con vật trong bài bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.
Chọn đáp án: B. Nhân hoá
Câu 8:
Con hãy kéo thả từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh những câu sau:
xúc động ta luôn yêu quý các con sắp sửa bước vào cuộc thi các con đã cho ta niềm vui này
a. Ve Sầu, Gà Trống, Dế Mèn, Vịt, Hoạ Mi đều hồi hộp vì______.
b. Mắt giáo sư Vàng Anh nhoè đi vì_________.
c. Giáo sư Vàng Anh nói : "Ta cảm ơn các con vì________.
d. "Ngày mai các con chẳng ở bên ta nữa, nhưng lòng ta mãi dõi theo vì ______”
a. Ve Sầu, Gà Trống, Dế Mèn, Vịt, Hoạ Mi đều hồi hộp vì sắp sửa bước vào cuộc thi.
b. Mắt giáo sư Vàng Anh nhoè đi vì xúc động.
c. Giáo sư Vàng Anh nói : "Ta cảm ơn các con vì các con đã cho ta niềm vui này."
d. "Ngày mai các con chẳng ở bên ta nữa, nhưng lòng ta mãi dõi theo vì ta luôn yêu quý các con.".
Câu 9:
Bấm chọn vào các lỗi sai chính tả trong những câu sau:
a. Xa quê đã lâu, A Sùng chỉ mong sớm quay về với buông làng muông vàn thân yêu của mình.
b. Tuy đã lớn nhưng tính khí bướn bỉn của nó vẫn không hề thay đổi.
a. Xa quê đã lâu, A Sùng chỉ mong sớm quay về với buông làng muông vàn thân yêu của mình.
b. Tuy đã lớn nhưng tính khí bướn bỉn của nó vẫn không hề thay đổi.
Sửa lỗi chính tả: buông -> buôn; muông -> muôn; bướn -> bướng; bỉn -> bỉnh
Câu 10:
Dưới đây là đoạn văn kể lại buổi đầu tiên đi học, con hãy lựa chọn một từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn:
Thời gian trôi qua thật mau. Mới ngày nào em còn bỡ ngỡ, rụt rè khi bước vào lớp Một, thế mà nay em đã lên lớp Bốn. Dù đã trôi qua mấy năm, nhưng em vẫn nhớ như in những_________ về ngày đầu tiên đáng nhớ. Sáng hôm ấy, em________ thật sớm để cùng mẹ_______ hành trang tới trường. Mẹ nắm tay em và căn dặn nhiều điều. Trong lòng em dâng lên những________ bồi hồi và xa xuyến trong buổi đầu tiên tới trường. Xa xa,________ của em hiện ra với đủ sắc cờ và hoa rực rỡ.______ trong tà áo dài dịu dàng, đón lấy tay em từ mẹ và hướng dẫn em đứng xếp hàng cùng các bạn. Cô đã________ chúng em rằng: hãy tự tin, đoàn kết và cố gắng thi đua học tập tốt. Lời dặn của cô tới giờ chúng em vẫn______ và noi theo. Em rất_______ trường, yêu lớp, yêu bè bạn và yêu cô giáo đầu tiên của mình.
Thời gian trôi qua thật mau. Mới ngày nào em còn bỡ ngỡ, rụt rè khi bước vào lớp Một, thế mà nay em đã lên lớp Bốn. Dù đã trôi qua mấy năm, nhưng em vẫn nhớ như in những kỉ niệm về ngày đầu tiên đáng nhớ. Sáng hôm ấy, em thức dậy thật sớm để cùng mẹ chuẩn bị hành trang tới trường. Mẹ nắm tay em và căn dặn nhiều điều. Trong lòng em dâng lên những cảm xúc bồi hồi và xa xuyến trong buổi đầu tiên tới trường. Xa xa, mái trường của em hiện ra với đủ sắc cờ và hoa rực rỡ. Cô giáo em trong tà áo dài dịu dàng, đón lấy tay em từ mẹ và hướng dẫn em đứng xếp hàng cùng các bạn. Cô đã động viên chúng em rằng: hãy tự tin, đoàn kết và cố gắng thi đua học tập tốt. Lời dặn của cô tới giờ chúng em vẫn còn nhớ và noi theo. Em rất yêu trường, yêu lớp, yêu bè bạn và yêu cô giáo đầu tiên của mình