Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Công dân có đáp án
Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Công dân có đáp án (P11)
-
6542 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?
Đáp án D.
Sinh vật sản xuất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ của môi trường.
Câu 2:
Loài nào xuất hiện sớm nhất trong chi Homo?
Đáp án A.
Quá trình phát sinh các loài trong chi Homo theo thứ tự xuất hiện có các ý chính như sau:
1. Homo habilis: người khéo léo.
2. Homo erectus: người đứng thẳng.
3. Homo sapiens: người hiện đại.
Câu 3:
Trong tế bào thực vật, ngoại trừ nhân còn có bao nhiêu bào quan chứa ADN?
Đáp án B.
Trong tế bào thực vật, ngoài nhân thì còn có 2 bào quan khác hứa ADN là ti thể và lục lạp.
Câu 5:
Theo quan niệm Đaxcuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa là
Đáp án C.
Các cá thể cùng một bố mẹ có những điểm khác nhau về nhiều đặc điểm. Đacuyn gọi là các biến dị cá thể và ông quan niệm loại biến dị này là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
Câu 8:
Tần số alen của một gen ở một quần thể giao phối là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi thành 0,8A và 0,2a. Quần thể này đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án C.
Thông tin thêm: Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen trội có lợi ra khỏi quần thể.
Câu 10:
Trong lai tế bào sinh dưỡng (xôma), người ta nuôi cấy hai dòng tế bào
Đáp án A.
Lai tế bào sinh dưỡng (xôma) hay còn gọi là dung hợp tế bào trần là một kỹ thuật hiện đại góp phần tạo nên giống lai khác loài ở thực vật. Để cho hai tế bào sinh dưỡng khác loài có thể lai với nhai người ta phải loại bỏ thành xenlulozơ.
Câu 11:
Đặc điểm nào dưới đây có ở enzim?
Đáp án A.
B. Sai. Mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định.
C. Sai. Enzim có thành phần chính là protein.
D. Sai. Vì bản chất enzim là protein nên rất dễ bị biến tính bởi tinh bột.
Câu 12:
Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
Đáp án B.
Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường cảu thời tiết như lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh,... hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người.
Câu 13:
Sự cụp, xòe của lá cây trinh nữ có liên quan mật thiết đến sức trương nước và sự di truyền của loại ion nào?
Đáp án A.
Nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá ở cây trinh nữ khi va chạm là sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận.
Nước di chuyển vào những mô lân cận do được vận chuyển ra khỏi không bào của “chỗ phình” làm giảm áp suất thẩm thấu của “chỗ phình”.
Câu 14:
Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng hình thức
Đáp án A.
Hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng hình thức phân đôi. Trong quá trình này, các tế bào tăng về kích thước đến gấp đôi, một vách ngăn sẽ xuất hiện tách 2ADN giống nhau và tế bào chất thành hai phần riêng biệt. Cuối cùng hai tế bào được hoàn thiện và rời nhau ra.
Câu 15:
Hiện tượng số lượng cá thể cảu một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là
Đáp án A.
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao cũng không giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
Câu 16:
Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi nào?
Đáp án C.
Khi môi trường được bổ sung chất dinh dưỡng và lọc chất thải liên tục, không gian cư trú của quần thể không giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản của quần thể (môi trường lí tưởng) thì quần thể sẽ tăng trưởng theo tiềm lực sinh học.
Câu 17:
Ở thực vật có hoa, từ tế bào trong bao phấn đển khi tạo ta hạt phấn đã trải qua
Đáp án B.
Từ một tế bào trong bao phấn sẽ giảm phân tạo ra 4 tiểu bào tử đơn bội phát triển thành 4 bào tử đơn bội, sau đó 4 bào tử đơn bội mỗi bào tử nguyên phân một lần tạo ra 1 hạt phấn gồm 2 tế bào: tế bào sinh sản và tế bào ống phấn.
Câu 18:
Capsome là
Đáp án A.
Tất cả các virut đều bao gồm 2 thành phần:
+ Lõi axit nucleic.
+ Vỏ protein: gồm các đơn vị protein (capsome) tạo thành.
Câu 19:
Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm?
Đáp án A.
Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng, người ta chia nuôi cấy vi sinh vật thành 3 loại:
+ Môi trường tự nhiên.
+ Môi trường tổng hợp.
+ Môi trường bán tổng hợp.
Câu 20:
Các nguyên tố đại lượng gồm:
Đáp án B.
Các nguyên tố Mn, Fe, Cu thuộc nhóm nguyên tố vi lượng.
Câu 21:
Điểm bù ánh sáng là
Đáp án B.
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp và cường độ quang hợp không tăng được nữa.
Câu 22:
Sự tháo xoắn và đóng xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào có ý nghĩa:
Đáp án A.
Ta biết rằng nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ADN và protein histon, ADN là một phần tử rất dài so với kích thước của tế bào nhiễm sắc thể (được cấu tạo từ ADN) phải cuộn xoắn các mức độ để nằm gọn trong nhân tế bào.
Việc nhiễm sắc thể đóng/giãn xoắn có ý nghĩa sau:
+ Giãn xoắn giúp cho enzim dễ tác động vào ADN và tiến hành nhân đôi ADN, qua đó nhân đôi nhiễm sắc thể.
+ Đóng xoắn giúp cho quá trình phân li diễn ra dễ dàng, các nhiễm sắc thể không còn quá “dài” để vướng vào nhau gây đứt gãy nhiễm sắc thể
Câu 23:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt.
Đáp án D.
Thú ăn thực vật có manh tràng phát triển để cộng sinh với vi sinh vật tiêu hóa thức ăn có nguồn gốc là thực vật (xenlulozơ) khó tiêu hóa. Thú ăn thịt không phát triển manh tràng vì thức ăn của chúng là thịt, không cần cộng sinh với vi sinh vật ( chỉ để tiêu hóa xenlulozơ).
Câu 24:
Côn trùng có hình thức hô hấp nào?
Đáp án A.
Các loài côn trùng sử dụng hệ thống ống khí để hô hấp, các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần. Các ống nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài các lỗ thở.
Câu 25:
Cho hình vẽ và các chú thích sau:
1 – gỗ lõi 4 – mạch rây thứ cấp
2 – tầng phân sinh bên 5 – bần
3 – gỗ dác 6 – tầng sinh bần
Có bao nhiêu giải thích đúng?
Đáp án B.
Chú thích đúng
1. Gỗ lõi 4. Mạch rây thứ cấp.
2. Gỗ dác. 5. Tầng sinh bần.
3. Tầng phân sinh bên. 6. Bần.
Câu 26:
Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy.
(2) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn.
(3) Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn các yếu tố ngẫu nhiên.
(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.
Đáp án B.
(1) Sai. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng phân li.
(2) Đúng. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền tốt hơn sẽ giúp chúng sống sót và sinh sản cao hơn.
(3) Sai. Các yếu tố ngãu nhiên có thể tác động lớn đến số lượng lớn cá thể (hiện tượng thắt cổ chai) qua đó làm thay đổi tần số alen một cách nhanh chóng hươn chọn lọc tự nhiên.
(4) Đúng. Tiến hóa nhỏ còn có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 28:
Người ta đã phân tích được trình tự mã di truyền và xác định được bộ gen của người có trên 30000 gen khác nhau là nhờ phương pháp nghiên cứu
Đáp án C.
Trình tự mã di truyền và gen là vật chất di truyền cấp độ phân tử à Người ta đã phân tích được trình tự mã di truyền và xác định được bộ gen của người có trên 30000 gen khác nhau là nhờ phương pháp nghiên cứu di truyền học.
Câu 29:
Tính trạng màu da ở người di truyền theo cơ chế nào?
Đáp án C.
Tính trạng màu da ở người di truyền theo quy luật tương tác gen cộng gộp.
Câu 30:
Cơ chế dị hợp hai cặp gen quy định 2 tính trạng lai phân tích có xảy ra hoán vị gen với tần số 25% thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
Đáp án B.
Vì lai phân tích là lai với đồng hợp lặn theo tỉ lệ kiểu hình ở đời con lai cũng chính là tỉ lệ giao tử của cơ thể mang lai phân tích (vì mỗi gen quy định một tính trạng).
Cơ thể mang lai phân tích dị hợp 2 cặp gen có tần số hoán vị là 25%
® Tỉ lệ giao tử tạo ra là 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5%.
Câu 31:
Cho các phát biểu về quan hệ cạnh tranh trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quan hệ cạnh tranh có thể dẫn tới hiện tượng xuất cư.
(2) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt khi nguồn sống hạn hẹp.
(3) Nhờ quan hệ cạnh tranh mà số lượng cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống.
(4) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ quần thể thay đổi.
Đáp án C.
(1) Đúng. Khi cạnh tranh gay gắt, một số cá thể sẽ tách đàn nhằm tìm kiếm nơi ở, nguồn sống, bạn tình ở nơi khác, giảm sự cạnh tranh ở quần thể gốc.
(2) Đúng. Khi nguồn sống hạn hẹp, không gian chật chội, nguồn thức ăn không đủ để nuôi tất cả cá thể thì giữa các cá thể sẽ xảy ra cạnh tranh gắt gao để tranh dành nguồn sống.
(3) Đúng. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa và nguồn sống của môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
(4) Sai. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi mật độ quần thể tăng quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp.
Câu 32:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là
Đáp án C.
Xét phép lai tự thụ: .
® Tỉ lệ kiểu gen dị hợp từ 2 cặp gen ở F1 là : AaBb = 0,25.
® Số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là 240 ´ 0,25 = 60 hạt.
Câu 33:
Một quần thể cân bằng di truyền có 15000 cá thể, trong đó số cá thể đồng hợp lặn (aa) chiếm 49%. Số các thể dị hợp (Aa) trong quần thể trên là bao nhiêu? Biết rằng gen đang xét chỉ có 2 alen.
Đáp án C.
Tỉ lệ aa = 0,49 ® tần số alen a = 0,7 ® A = 0,3 ® tỉ lệ kiểu gen Aa = 0,7 ´ 0,3 ´ 2 = 0,42.
® Số cá thể dị hợp (Aa) trong quần thể trên là 15000 ´ 0,42 = 6300.
Câu 34:
Gen có 1170 nucleotit và có số nucleotit loại G = 4A, sau đột biến, phân tử protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin nhưng trình tự các axit amin khác không thay đổi. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit, số liên kết hiđro bị phá hủy qua quá trình trên sẽ là
Đáp án B
Xét thông số gen trên:
N = 1170, G = 4A ® A = 117, G = 468
® Số nucleotit A của gen bị mất là
® Trình tự các axit amin khác không thay đổi ® Không thể chỉ mất 2 cặp nu A-T được (vì sẽ gây chuyển dịch khung dịch mã và ảnh hưởng đến toàn bộ axit amin phía sau) ® Còn bị mất 1 cặp nu G-X.
® Số nucleotit mỗi loại của gen trên sau khi đột biến là: A = 115, G = 467.
Gen nhân đôi 3 lần ® Số liên kết Hiđro bị phá vỡ là
Câu 35:
Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX. Xét 3 gen, trong đó: gen thứ nhất có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen thứ hai có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y, gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Tính theo lí thuyết, có các nhận định sau:
(1) Số kiểu gen tối đa ở loài động vật này về ba gen nói trên là 378.
(2) Số kiểu gen tối đa ở giới cái là 310.
(3) Số kiểu gen dị hợp tối đa ở giới cái là 210.
(4) Số kiểu gen dị hợp một cặp gen ở giới cái là 72.
Đáp án C.
Số kiểu gen tối đa trên nhiễm sắc thể thường là: 3 kiểu gen.
Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính:
* Giới XX có kiểu gen tối đa là:
* Giới XX có số kiểu gen tối đa là:
(1) Đúng. Số kiểu gen tối đa ở loài động vật này về ba gen nói trên là
(2) Sai. Số kiểu gen tối đa ở giới cái là
(3) Đúng. Số kiểu gen dị hợp tối đa ở giới cái là
(4) Đúng.
* Dị hợp 1 cặp gen trên nhiễm sắc thể thường:
* Dị hợp 1 cặp gen trên nhiễm sắc thể giới tính XX:
® Số kiểu gen dị hợp một cặp gen ở giới cái là: 12 + 60 = 72.
Câu 36:
Một chuỗi polinucleotit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp dung dịch chứa U và X theo tỉ lệ 4 : 1. Số đơn vị mã chứa 2U 1X và tỉ lệ mã di truyền 2U 1X lần lượt là
Đáp án B.
Số đơn vị mã chứa 2U 1X là 3, gồm: UUX, UXU, XUU.
Tỉ lệ mã di truyền 2U 1X là
Câu 37:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy đinh hoa trắng, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng, alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Biết các quá trình giảm phân diễn ra bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa alen B và b với tần số 20%, giữa alen E và e với tần số 40%. Thực hiện phép lai
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về F1?
(1) Kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn chiếm tỉ lệ 8,16%.
(2) Tỉ lệ thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài bằng tỉ lệ thân thấp, hoa tím, quả vàng, tròn.
(3) Tỉ lệ kiểu hình mang bốn tính trạng trội lớn hơn 30%.
(4) Tỉ lệ kiểu hình lặn cả bốn tính trạng là 0,09%.
Đáp án B.
Xét phép lai
(1) Sai. Kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn chiếm tỉ lệ:
(2) Đúng. Tỉ lệ thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài:
Tỉ lệ thân thấp, hoa tím, quả vàng, tròn:
(3) Đúng. Tỉ lệ kiểu hình mang bốn tính trạng trội: A-B-D-E- = 0,54 ´ 0,59 = 31,86%.
(4) Sai. Tỉ lệ kiểu hình lặn cả bốn tính trạng: (aabbddee) = 0,04 ´ 0,09 = 0,36%.
Câu 38:
Ở một loài thực vật có hoa, tính trạng màu sắc hoa có 2 gen alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phối với cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân li cây hoa đỏ : cây hoa hồng : cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên hãy cho biết trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kỳ đều có tỉ lệ kiểu gen giống kiểu hình.
(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây dị hợp.
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng thì đời con có kiểu hình phân li thep tỉ lệ 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng.
(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng 1 gen.
Đáp án C.
(1) Đúng. Hai cây (P) thuần chủng tương phản về kiểu hình cho đời con F1 mang một kiểu hình khác ® tương tác gen không alen hoặc tương tác gen alen kiểu trội không an toàn. Mà F2 có 4 tổ hợp ® F1 dị hợp tử một cặp gen ® tương tác gen alen kiểu trội không hoàn toàn.
Vì trong tương tác gen alen kiểu trội không hoàn toàn, mỗi kiểu gen quy định một kiểu hình nên đời con của một cặp bố mẹ bất kỳ đều có tỉ lệ kiểu gen giống kiểu hình.
(2) Đúng. Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây dị hợp vì cây đồng hợp và dị hợp có kiểu hình khác nhau.
(3) Sai. Nếu cho hoa đỏ giao phấn với hoa trắng: (hoa hồng)
(4) Đúng. Đây là kiểu tương tác gen alen kiểu trội không hoàn toàn.
Câu 39:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục, alen D quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chín muộn. Cho cây thân cao, quả tròn, chín sớm (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 539 cây thân cao, quả tròn, chín sớm : 180 cây thân cao, quả bầu dục, chín muộn : 181 cậy thân thấp, quả tròn, chín sớm : 60 cậy thân thấp, quả bầu dục, chín muộn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Kiểu gen của P là .
(2) Ở F1, số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả ba cặp gen chiếm tỉ lệ 25%.
(3) Ở F1 có 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
(4) Cho cây P giao phấn với cây thân thấp, quả tròn, chín sớm có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen thu được đời con có 7 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Đáp án B.
Cây thân cao, quả tròn, chín sớm (A-B-D-) tự thụ phấn; ở F1 thu được 60 cây thân thấp, quả bầu dục, chín muộn (aabbdd) ® Cây thân cao, quả tròn, chín sớm ở (P) có kiểu gen dị hợp 3 cặp gen (AaBbDd).
Xét các kiểu hình ở F1 ta thấy rằng
+ Kiểu hình quả tròn (B) luôn đi cùng với kiểu hình chín sớm (D).
+ Kiểu hình quả bầu (b) luôn đi cùng với kiểu hình chín muộn (d).
® Hai tính trạng này do 2 cặp gen cùng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể quy định và di truyền phân li độc lập với tính trạng chiều cao cây.
(1) Sai. Do (B) luôn đi cùng (D) nên kiểu gen của (P)sẽ là .
(2) Đúng. Xét phép lai:
® Tỉ lệ dị hợp tử về cả ba cặp gen là
(3) Đúng. Số kiểu gen ở F1 là 3 ´ 3 = 9.
Số kiểu hình ở F1 là 2 ´ 2 = 4.
(4) Sai. Cho cây P giao phấn với cây thân thấp, quả tròn, chín sớm có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen:
Số kiểu gen: 2 ´ 3 = 6, số kiểu hình: 2 ´ 2 = 4.
Hoặc Số kiểu gen: 2 ´ 4 = 8, số kiểu hình: 2 ´ 3 = 6.
Câu 40:
Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen,; alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái không vằn, chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng?
(1) Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao.
(2) Gà mái lông vằn, chân cao chiếm tỉ lệ là 18,75%.
(3) Gà có lông không vằn và chân cao đều là gà mái.
(4) Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp.
Đáp án C.
Sơ đồ hóa phép lai:
(1) Sai. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp
Tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao
(2) Đúng. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao
(3) Đúng. Chúng có kiểu gen
(4) Đúng. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ kệ gà mái lông không vằn, chân thấp: