Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Địa lí cực hay có lời giải (P4)
-
8821 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, xác định kí hiệu đỉnh núi và phạm vi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ => đỉnh núi Pu Tha Ca (Hà Giang) thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió mùa hạ thổi vào vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ theo hướng nào sau đây?
Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, xác định vị trí vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ và kí hiệu hướng gió mùa hạ (mũi tên màu đỏ có đuôi vuông)
=> Gió mùa mùa hạ thổi vào vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ theo hướng Đông Nam. Do áp thấp Bắc Bộ hút gió làm đổi hướng gió mùa Tây Nam thành gió Đông Nam.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông ?
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, xác định kí hiệu cảng sông (kí hiệu cánh cung màu đen) => cảng sông ở nước ta là cảng Việt Trì (thuộc tỉnh Phú Thọ).
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn?
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, xác định vị trí các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trên bản đồ và xem kí hiệu quy mô TTCN (có 4 cấp) => xác định được Hà Nội có quy mô rất lớn, Đà Nẵng và Quy Nhơn có quy mô vửa, Cần Thơ có quy mô lớn.
Câu 5:
Trong những năm gần đây, diện tích đất trống, đồi trọc của nước ta
Đáp án A
Trong những năm gần đây, do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng nên diện tích đất trồng đồi núi trọc nước ta giảm mạnh. (SGK/60 Địa lí 12)
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sống nào sau đây là phụ lưu của sông Thái Bình?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, xác định được sông Thương là phụ lưu của sông Thái Bình. (sông Lô, sông Gâm, sông Chảy là phụ lưu của sông Hồng)
Câu 7:
Việt Nam nằm ở rìa phía đông của
Đáp án C
Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Các trung tâm kinh tế Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết dừa được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, xác định kí hiệu cây dừa => dừa được trồng nhiều ở vùng duyên hải tỉnh Bình Định.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân đầu người thấp nhất?
Đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, trong 3 vùng kinh tế trọng điểm nước ta, tỉnh có GDP bình quân đầu người thấp nhất là Tây Ninh (nền màu nạt nhất: dưới 6 triệu đồng/người)
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trông lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác?
Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, xác định được tỉnh Đồng Tháp có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (kí hiệu cột màu xanh cao hơn cột màu hồng) với sản lượng thủy sản nuôi trồng là 230008 tấn.
Câu 12:
Ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng không phải do
Đáp án A
Ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng là do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, kết hợp mặt đất thấp, xung quanh có đê sông đê biển bao bọc, mật độ nhà cửa dày đặc nên nước khó thoát. => loại đáp án B, C, D => Nguyên nhân gây ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng không phải do lũ quét
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào sau đây?
Đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, xác định được khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh Quảng Bình.
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5 cho biết đảo Cái Bầu thuộc tính nào sau đây?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, xác định được đảo Cái Bầu thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Câu 15:
Để nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa ở nước ta hiện nay, giải pháp nào sau đây là cơ bản nhất?
Đáp án B
Để nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa ở nước ta hiện nay, “giải pháp cơ bản” nhất là phát triển thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp bị ngập úng, làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hàng năm.
Câu 16:
Khó khăn nào sau đây là chủ yếu ảnh hưởng đến giao thông đường bộ của nước ta hiện nay?
Đáp án C
Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến giao thông đường bộ của nước ta hiện nay là thiếu vốn để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, mặc dù nước ta đã nỗ lực huy động các nguồn vốn đầu tư mở rộng và hiện đại hóa đường bộ nhưng nhìn chung mật độ đường bộ của Việt Nam vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực, chất lượng đường cũng còn nhiều hạn chế (tỉ lệ rải nhựa thấp, khổ đường hẹp, nhiều cầu có tải trọng nhỏ…)
Chú ý: Câu hỏi yêu cầu xác định khó khăn “chủ yếu” là yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội; rất dễ nhầm lẫn với khó khăn về tự nhiên (thiên tai, khí hậu)
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây đúng về dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta?
Đáp án C
Dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta:
- Có diện tích nhỏ hẹp, do phù sa biển và sông bồi tụ (trong đó phù sa biển đóng vai trò chủ yếu) => nhận xét “đều do phù sa biển bồi tụ” là không đúng. => loại A
- Phần lớn đất đai ở đây nghèo dinh dưỡng, nhiều cát; nhưng cũng có một số vùng đồng bằng mở rộng có diện tích đất khá màu mỡ (đồng bằng Tuy Hòa, Nghệ An, Thanh Hóa) => nhận xét “ đất đều nghèo dinh dưỡng” là không đúng => loại B
- Đồng bằng ven biển miền Trung không vẫn có xây dựng các hệ thống đê sông, đê biển để ngăn chặn lũ lụt, tuy nhiên chủ yếu là các hệ thống đê nhỏ mang tính địa phương. => loại D
- Địa hình vùng đồng bằng ven biển miền Trung đa dạng, được chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; ở giữa là vùng trũng thấp, dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng; tuy nhiên đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. => C đúng
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây không đúng với chân cư và xã hội Đông Nam Á hiện nay?
Đáp án A
Đặc điểm dân cư – xã hội Đông Nam Á hiện nay là dân số đông, mật độ dân số cao.Nhận định mật độ dân số thấp là không đúng.
Câu 19:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA, NĂM 2017
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Nam Á, năm 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh mật độ dân số của một số quốc gia
Đáp án B
Mật độ dân số = Dân số / Diện tích (người/km2)
Áp dụng công thức tính được mật độ dân số các nước:
Như vậy, mật độ dân số In-đô-nê-xi-a thấp hơn Phi –lip-pin (138,1 < 350,0 người/km2)
=> Nhận xét In-đô-nê-xi-a có mật độ dân số cao hơn Phi-lip-pin là không đúng
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây không đúng với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Đáp án A
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích gần 30,6 nghìn km2 (chiếm hơn 9,2% diện tích tự nhiên cả nước), diện tích lớn nhất trong 3 vùng kinh tế trọng điểm nước ta (phía Bắc gần 15,3 nghìn km2, miền Trung gần 28 nghìn km2) => Nhận xét vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích nhỏ nhất là không đúng
Câu 21:
Cho biểu đồ:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA
NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình phát triển diện tích và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017?
Đáp án D
- Tổng diện tích lúa có tăng lên nhưng còn biến động: giai đoạn 2010 – 2015 tăng đều liên tục từ 7489 lên 7828 nghìn ha, đến năm 2017 giảm nhẹ còn 7709 nghìn ha.
- Diện tích lúa hè thu tăng liên tục từ 2436 (2010) đến 2878 nghìn ha(năm 2017)
Nhận xét D: Tổng diện tích lúa biến động còn diện ticshh lúa hè thu ngày càng tăng lên là chính xác
Câu 22:
Sự phân công lao động xã hội theo ngành của nước ta còn chậm chuyển biến là do nguyên nhân chính nào sau đây?
Đáp án A
Sự phân công lao động xã hội theo ngành của nước ta còn chậm chuyển biến nguyên nhân là do năng suất lao động và trình độ phát triển kinh tế thấp.
Phân công lao động xã hội theo ngành của nước ta còn chậm chuyển biến, biểu hiện ở sự tập trung lao động chủ yếu trong ngành nông –lâm – ngư nghiệp; lao động trong công nghiệp xây dựng và dịch vụ còn ít. Nguyên nhân do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn phổ biến, công nghiệp và dịch vụ còn chậm chuyển biến nên tạo ra việc làm ít; mặt khác năng suất lao động còn thấp – do trình độ lao động và việc áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật và máy móc trong sản xuất còn hạn chế => sự chuyển biến về lao động giữa các ngành hạn chế.
Câu 23:
Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là
Đáp án D
Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Bởi các ngành kinh tế biển rất đa dạng, gồm đánh bắt nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển và giao thông vận tải biền => chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường (SGK/192 Địa lí 12)
Câu 24:
Dân số nước ta hiện nay vẫn còn tăng khá nhanh chủ yếu là lo
Đáp án D
Dân số nước ta hiện nay vẫn còn tăng khá nhanh chủ yếu là do tỷ lệ sinh khá cao (mặc dù có giảm nhưng còn chậm) và tỉ lệ tử ở mức thấp (do y tế phát triển,người dân quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn)
Câu 25:
Cơ cấu sản phẩm của các vùng nông nghiệp nước ta thay đổi nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
Đáp án C
Cơ cấu sản phẩm của các vùng nông nghiệp nước ta thay đổi nhằm mục đích chủ yếu là đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ ngày càng đa dạng của thị trường.
Câu 26:
Mục đích chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là
Đáp án D
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.(SGK/125 Địa lí 12)
=> Mục đích chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là phát huy hiệu quả các nguồn lực có sẵn.
Câu 27:
Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản nước lợ của Đông Nam Á hiện nay là
Đáp án B
Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản nước lợ của Đông Nam Á là dịch bệnh thường xuyên xảy ra
Câu 28:
Giải pháp chủ yếu để tăng lượng khách du lịch quốc tế đến với Duyên hải Nam Trung Bộ là
Đáp án A
Giải pháp chủ yếu để tăng lượng khách du lịch quốc tế đến với Duyên hải Nam Trung Bộ là đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch hiện đại hơn, xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu resort,…để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ cao cấp của khách du lịch quốc tế. Đồng thời cần tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của vùng trên trường quốc tế để nhiều bạn bè các nước biết đến
Câu 29:
Cho biểu đồ về lao động của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2016:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Đáp án C
Biểu đồ miền có khả năng thể hiện sự thay đổi (chuyển dịch) cơ cấu của đối tượng trong thời gian từ 4 năm trở lên. Biểu đồ đề ra là biểu đồ miền, thể hiện đối tượng là lao động thuộc 3 ngành kinh tế.
=> Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của Ma-lai-xi-a giai đoạn 2010 – 2016
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta hiện nay?
Đáp án C
Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 31:
Biên độ nhiệt độ trung bình năm của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam chủ yếu là do
Đáp án A
Biên độ nhiệt độ trung bình năm của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam chủ yếu là do hình dáng lãnh thổ và ảnh hưởng của gió mùa: lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc – nam nên càng vào phía nam càng gần xích đạo góc nhập xạ càng lớn, chênh lệch thời gian chiếu sáng càng giảm nên biên độ nhiệt giảm dần; mặt khác miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm hạ thấp nền nhiệt vào mùa đông khiến biên độ nhiệt miền Bắc rất lớn, miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ cao quanh năm.
Câu 32:
Tây Nguyên có thể thành lập các nông trường, vùng chuyên canh quy mô lớn là nhờ thế mạnh chủ yếu nào sau đây?
Đáp án C
Tây Nguyên diện tích đất badan rộng lớn, màu mỡ phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn trên các cao nguyên có bề mặt khá bằng phẳng => thuận lợi để thành lập các nông trường, vùng chuyên canh quy mô lớn. (SGK/168 Địa lí 12)
Câu 33:
Khó khăn nào sau đây là chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển cây lương thực ở Bắc Trung Bộ?
Đáp án C
Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển cây lương thực ở Bắc Trung Bộ là tình trạng hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến vụ sản xuất lúa hè thu của vùng. Do đây là thời kì nắng nóng đỉnh điểm của miền Trung lại chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng khiến lượng mưa đầu mùa hạ rất ít, mực nước các sông, hồ, kênh mương thiếu hụt => nhiều vựa lúa bị cháy, khô không thể phát triển.
Câu 34:
Diện tích đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng thu hẹp chủ yếu là do
Đáp án B
Diện tích đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do phù sa của sông Mê Công bồi đắp. Nước ta nằm ở phần cuối (hạ lưu) sông Mê Công do vậy phần lớn lượng phù sa của sông Mê Công đổ vào lãnh thổ nước ta đều bắt nguồn từ lãnh thổ Trung Quốc ở vùng thượng nguồn. Hiện nay việc xây dựng hệ thống các đập thủy điện ở Trung Quốc và Lào đã làm thay đổi lưu lượng dòng chảy sông Mê Công và làm giảm khoảng 50% lượng phù sa chảy vào vùng đồng bằng sông Cửu Long kdiện tích đất phù sa ngọt có xu hướng thu hẹp.
Câu 35:
Nhân tố nào sau đây là chủ yếu dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây?
Đáp án D
Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do nhu cầu của sản xuất trong nước tăng lên. Nước ta chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị, vật liệu).
Câu 36:
Giải pháp chủ yếu để nâng cao sản lượng cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là
Đáp án B
Giải pháp chủ yếu để nâng cao sản lượng cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là thay đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. Những vườn cây cao su già cỗi, năng suất thấp được thay thế bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ trồng mới, nhờ thế mà sản lượng cao su của vùng không ngừng tăng lên (SGK/222 Địa lí 12)
Câu 37:
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến tỉ lệ thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng còn cao?
Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỉ lệ thiếu việc làm ở ĐBS Hồng ngày càng cao là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành diễn ra chậm, không đáp ứng đủ số lượng việc làm cho nguồn lao động đông đảo hiện nay.
Câu 38:
Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA
NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án D
- Bảng số liệu có 2 đơn vị: nghìn tấn và triệt lít.
- Đề bài yêu cầu thể hiện tình hình phát triển -> số lượng tuyệt đối thể hiện giá trị/độ lớn
=> Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 – 2017 là biểu đồ kết hợp
Câu 39:
Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến việc phát triển ngành chăn nuôi gia súc nhỏ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án C
Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ ở Trung du miền núi Bắc Bộ là dịch bệnh còn xảy ra ở nhiều (dịch tả lợn)
Câu 40:
Việc thay đổi cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
Đáp án B
Cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta có những thay đổi với các giống cây ngăn ngày, chống chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lụt hay hạn hán giúp phòng chống thiên tai và sâu bệnh và nâng cao hiệu quả về kinh tế.