Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Top 10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án

Top 10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án

Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 3)

  • 10120 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Có chí thì nên

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 108)

- Đọc đúng, mạch lạc, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 109.

Xem đáp án

Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).


Câu 3:

Những chi tiết nào nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 4:

Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 5:

Câu tục ngữ nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 6:

Từ nào dưới đây là động từ?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 7:

Chính tả (Nhớ – viết): (5 điểm)

Bài viết: Nếu chúng mình có phép lạ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 76).

Xem đáp án

Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.


Câu 8:

Tập làm văn: (5 điểm)

Kể lại câu chuyện ÔngTrạng thả diều bằng lời kể của Nguyễn Hiền.

Xem đáp án

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài mẫu:

      Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ở trường làng. Tôi thích lắm. Không những thích học mà còn thích thả diều nữa. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu, tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc thuộc làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên.

      Việc học của tôi là thế nhưng vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được đi học như các bạn trạc tuổi tôi. Tôi nghĩ cách học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài của lớp nghe thầy giảng bài. Tôi đến, đợi các bạn học xong, tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây, hoặc mảnh gạch vụn. Đèn của tôi là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu vừa học, vừa thả diều vừa học nhưng kiến thức của tôi không thu kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế nhưng cánh diều của tôi vẫn bay cao trong vũ trụ, tiếng sáo diều vẫn vi vút trên bầu trời rộng khôn cùng. Tôi vui sướng nhìn cánh diều do tự tay tôi làm nên đang bay bổng trên cao.

      Năm tôi mười ba tuổi, nhà vui mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi và bảo:

      - Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà nghèo nhưng con rất hiếu học. Con hãy tham gia cuộc thi này! Đất nước đang cần những người tài giỏi.

      Tôi ngạc nhiên và do tự thì thầy giáo nói tiếp:

      - Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ để con an tâm bước vào kì thi này.

      Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh đô ứng thí. Tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sổ sách là “Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam”.

      Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:

      “Có chí thì nên – Có công mài sắt có ngày nên kim.”


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương