Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 11)

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 11)

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 11)

  • 1246 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 13 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm

Xem đáp án

Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.

Chọn: C


Câu 2:

Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là

Xem đáp án

Giải thích: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc.

Chọn: B


Câu 3:

Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt

Xem đáp án

Giải thích: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc. Cán cân xuất – nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu).

Chọn: C.


Câu 4:

Nhận định nào dưới đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

Xem đáp án

Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN. Đó là, thông qua các diễn đàn, kí kết các hiệp ước, tổ chức các hội nghị, các dự án, chương trình phát triển, các hoạt động văn hóa – thể thao – du lịch, xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”,… Không có tổ chức hay liên kết sản xuất vũ khí hạt nhân.

Chọn: B.


Câu 5:

Quốc gia nào là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?

Xem đáp án

Giải thích: Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN năm 1997; Cam-pu-chia gia nhập ASEAN năm 1999 và Đông Ti-mo chưa gia nhập ASEAN. Như vậy, Cam-pu-chia là quốc gia chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN cuối cùng vào thời điểm này.

Chọn: D.


Câu 6:

Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang nước nào trong cộng đồng ASEAN?

Xem đáp án

Giải thích: Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của nước ta từ khu vực là phân bón, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng,…

Chọn: A.


Câu 7:

Nhận định nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

Xem đáp án

Giải thích:

- Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào) thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.

- Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông.

- Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn: liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước; tăng cường sức mạnh liên kết vùng để tăng sức cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.

- Việc sử dụng chung đồng tiền không phải là cơ sở cho sự hợp tác liên kết giữa các nước.

Chọn B.


Câu 8:

Khi mới thành lập, các quốc gia hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nào?

Xem đáp án

Giải thích: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Đến năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập, nhấn mạnh quyết tâm của các nước ASEAN trong việc đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập,…

Chọn: A.


Câu 9:

Thách thức nào không phải của ASEAN hiện nay?

Xem đáp án

Giải thích: Các thách thức của ASEAN hiện nay là:

- Trình độ phát triển còn chênh lệch.

- Vẫn còn tình trạng đói nghèo.

- Đô thị hóa nhanh.

- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.

- Khu vực Đông Nam Á chủ yếu diễn ra hoạt động di cư người lao động để tìm kiếm việc làm gây ra mối lo ngại về nguồn lao động và chảy máu chất xám.

Chọn: B


Câu 10:

Vấn đề nào dưới đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

Xem đáp án

Giải thích: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó là cơ sở để các quốc gia cùng nhau hợp tác phát triển. Như vậy, sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia không phải vấn đề xã hội mà các nước ASEAN phải giải quyết.

Chọn: A.


Câu 11:

Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

Xem đáp án

Giải thích: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về hoạt động văn hóa, thể thao của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, được tổ chức 2 năm một lần.

Chọn: C


Câu 12:

Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

Xem đáp án

Giải thích: Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về thông qua các diễn đàn, hội nghị của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Hội nghị cấp cao ASEAN, hay Hội nghị thượng đỉnh ASEAN là hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để thảo luận về các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh giữa các nước thành viên với nhau cũng như với các thành viên đối thoại của ASEAN.

Chọn: B.


Câu 13:

Một trong những thành tựu nổi bật của ASEAN là tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định. Đây là cơ sở vững chắc để

Xem đáp án

Giải thích: Môi trường phát triển ồn định là cơ sở nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội. Môi trường ổn định thì các hoạt động khai thác, sản xuất, trao đổi sản phẩm dịch vụ mới có thể hoạt động thuận lợi và hiệu quả; đời sống xã hội diễn ra bình thường. Môi trường ổn định cũng là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài đặt cơ sở sản xuất lâu dài ở các nước đang phát triển và ngược lại.

Chọn: B.


Câu 14:

Cho bảng số liệu:


Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu hỏi: Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á năm 2015 là

Xem đáp án

Hướng dẫn: Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á năm 2015 = 627,8 / 4501,6 x 1000 = 139,5 (làm tròn 139 người/km2).

Đáp án: C


Câu 15:

Dựa vào bảng số liệu câu 17, trả lời câu hỏi: Quốc gia có mật độ dân số cao nhất là

Xem đáp án

Hướng dẫn: Một số nước có mật độ dân số cao nhất ở Đông Nam Á là: Xin-ga-po 7857 người/km2, Phi-lip-pin 343 người/ km2, Việt Nam 277 người/km2, In-đô-nê-xi-a 134 người/km2,… Lào là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất, 29 người/km2, Bru-nây 69 người/km2, Cam-pu-chia 85 người/km2.

Đáp án: A


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương