IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Giáo dục công dân Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế

Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế

Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế (P3)

  • 3093 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?

Xem đáp án

Cạnh tranh tiêu cực, các chủ thể kinh tế đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường là biểu hiện mặt tiêu cực của cạnh tranh.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 2:

Trong sản xuất và lưu thông, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật được coi là

Xem đáp án

Cạnh tranh theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là cạnh tranh lành mạnh, là động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt cơ bản, mang tính trội là

Xem đáp án

Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế sẽ được nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được điều tiết thông qua

Xem đáp án

Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế sẽ được nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Nội dung nào dưới đây là mặt hạn chế của cạnh tranh?

Xem đáp án

Một trong những mặt hạn chế của cạnh tranh là việc các chủ thể kinh tế chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên dẫn đến tình trạng tài nguyên bị cạn kiệt.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 6:

Hoạt động nào sau đây được coi là cạnh tranh lành mạnh?

Xem đáp án

Việc tăng cường khuyến mại là một hình thức quảng bá, thu hút khách hàng để sản phẩm tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, gia tăng doanh số, tăng khả năng cạnh tranh một cách lành mạnh.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Hành vi nào dưới đây là mặt trái của cạnh tranh?

Xem đáp án

Việc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng có thể hạ giá thành sản phẩm nhưng sẽ khiến chất lượng sản phẩm kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, làm rối loạn thị trường, vi phạm quy định của pháp luật. Đây là mặt trái của cạnh tranh.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 8:

Nếu em là người sản xuất, em sẽ làm gì để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình

Xem đáp án

Người sản xuất nên tăng chất lượng hàng hóa, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để khẳng định thương hiệu, được khách hàng tin tưởng và ủng hộ.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 9:

Các sản phẩm nông nghiệp nước ta rất đa dạng, phong phù nhưng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác có chất lượng tốt. Theo em, để vượt qua khó khăn, tăng sức cạnh tranh, người nông dân cần làm gì để tăng tính cạnh tranh?

Xem đáp án

Để tăng khả năng cạnh tranh, người nông dân cần đổi mới công nghệ sản xuất để làm ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, hình thức đẹp, chất lượng cao, giá thành phù hợp, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, từ đó tăng sức cạnh tranh.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 10:

Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là

Xem đáp án

Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 11:

Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là

Xem đáp án

Cung: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với

Xem đáp án

Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định

Xem đáp án

Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ

Đáp án cần chọn là: A


Câu 14:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng

Xem đáp án

Khi cầu tăng, người sản xuất có xu hướng mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đó cung có xu hướng tăng lên.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng

Xem đáp án

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm sản xuất sẽ bị thu hẹp khiến cung có xu hướng giảm.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 16:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ

Xem đáp án

Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 17:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ

Xem đáp án

Trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 18:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng

Xem đáp án

Khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng tỉ lệ nghịch với nhau.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 19:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và cung của nhà sản xuất

Xem đáp án

Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 20:

Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của

Xem đáp án

Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, được bảo đảm bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 21:

Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người mua hàng trên thị trường

Xem đáp án

Khi cung lớn hơn cầu, giá cả thị trường nhỏ hơn giá trị sản xuất, vì vậy người mua hàng sẽ được lợi hơn.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 22:

Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người bán hàng trên thị trường?

Xem đáp án

Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường sẽ lớn hơn giá trị sản xuất, người sản xuất và người bán hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 23:

Chị H đang kinh doanh mặt hàng X nhưng trên thị trường cung mặt hàng này đang lớn hơn cầu. Theo em, chị H nên làm gì

Xem đáp án

Khi thị trường cung lớn hơn cầu, người kinh doanh nên điều chỉnh để lựa chọn mặt hàng kinh doanh mới có cung nhỏ hơn cầu để có thể bán được hàng và thu lợi nhuận.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 24:

Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tích trữ hàng đến gần tết mới bán, đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Theo em, lúc đó, nhà nước thể hiện vai trò điều tiết khi

Xem đáp án

Nhà nước thực hiện điều tiết cung – cầu trên thị trường thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung – cầu ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 25:

Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là

Xem đáp án

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí

Đáp án cần chọn là: A


Câu 26:

Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội được gọi là

Xem đáp án

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 27:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách

Xem đáp án

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương  pháp  tiên  tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Đáp án cần chọn là: C


Câu 28:

Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên

Xem đáp án

Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 29:

Khái niệm hiện đại hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyền từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ

Xem đáp án

Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 30:

Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình

Xem đáp án

Đất nước ta vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, là nguyên nhân hạn chết chất lượng tăng trưởng, cạnh tranh và hội nhập quốc tế, vì vậy cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay