Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án
-
338 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nguyên tắc nào sau đây không đúng khi sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn?
Đáp án đúng là: C
Các nguyên tố hóa học được xếp theo quy luật trong một bảng, gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn).
Bảng tuần hoàn được sắp xếp theo các nguyên tắc sau:
+ Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
+ Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
+ Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau.
Nguyên tắc không đúng: Các nguyên tố có khối lượng gần bằng nhau được xếp trong cùng một hàng.
Câu 2:
Cho ô nguyên tố sodium:
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố sodium là
Đáp án đúng là: B
Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.
Câu 3:
Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có
Đáp án đúng là: D
Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Câu 4:
Số thứ tự của chu kì bằng
Đáp án đúng là: A
Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
Câu 5:
Cho mô hình cấu tạo nguyên tử lithium:
Nguyên tố lithium thuộc chu kì
Đáp án đúng là: B
Từ mô hình cấu tạo nguyên tử, ta thấy nguyên tử nguyên tố lithium có 2 lớp electron.
Số thứ thự chu kì = số lớp electron = 2.
Nguyên tố lithium thuộc chu kì 2.
Câu 6:
Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
Đáp án đúng là: C
Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
Ví dụ: Trong chu kì 3, mở đầu chu kì là nguyên tố sodium (Na), là một kim loại điển hình; cuối chu kì là nguyên tố chlorine (Cl), là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là nguyên tố khí hiếm argon (Ar).
Câu 7:
Nhóm gồm các nguyên tố
Đáp án đúng là: D
Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Câu 8:
Biết nguyên tố chlorine thuộc nhóm A và có mô hình cấu tạo nguyên tử như sau:
Nguyên tốc chlorine thuộc
Đáp án đúng là: B
Từ mô hình nguyên tử, ta thấy nguyên tử của nguyên tố chlorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Số thứ tự nhóm A = Số electron lớp ngoài cùng = 7.
Nguyên tố chlorine thuộc nhóm VIIA.
Câu 9:
Nhóm IA gồm
Đáp án đúng là: A
Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H).
Ngoài ra:
+ Nhóm VIIA gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình), trừ tennessine (Ts).
+ Nhóm VIIIA gồm các nguyên tố khí hiếm.
Câu 10:
Các nguyên tố nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn là các nguyên tố
Đáp án đúng là: B
Các nguyên tố nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn là các nguyên tố phi kim.
Ngoài ra:
+ Các nguyên tố kim loại (chiếm hơn 80% các nguyên tố trong bảng tuần hoàn) nằm ở phía bên trái và góc dưới bên phải của bảng tuần hoàn.
+ Tất cả các nguyên tố khí hiếm nằm trong nhóm VIIIA.