Đề số 3
-
607 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dãy gồm các vật thể tự nhiên là
Đáp án B
A sai vì xe đạp là vật thể nhân tạo
C sai vì bánh mì và nước ngọt có gas là vật thể nhân tạo
D sai vì bánh ngọt là vật thể nhân tạoCâu 2:
Điều nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
Câu 3:
Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?
Đáp án B
Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước không đổi (100oC)
Câu 4:
Tính chất nào sau đây sai khi nói về oxygen?
Đáp án C
Ở nhiệt độ thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí .
Câu 5:
Biện pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?
Đáp án C
Để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm chúng ta nên:
- Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Bảo vệ rừng, trồng cây xanh,…
Câu 6:
Vật liệu là
Đáp án C
Vật liệu được tạo nên từ một chất hoặc một hỗn hợp và được con người sử dụng để tạo ra các vật thể nhân tạo.
Câu 7:
Dựa vào tính chất nào của thủy tinh mà thủy tinh thường được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm?
Đáp án D
Thủy tinh bền với điều kiện của môi trường, không thấm nước và không phản ứng với nhiều hóa chất, dễ tạo hình mong muốn và trong suốt giúp chúng ta dễ dàng quan sát được hiện tượng ⇒ nhiều dụng cụ trong phòng thí nghiệm được làm từ thủy tinh.
Câu 8:
Dãy gồm các lương thực là
Đáp án A
Lương thực chứa tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn,…
Câu 9:
Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?
Đáp án D
Muối ăn (sodium chloride) là chất tinh khiết.
Câu 10:
Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được
Đáp án B
Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, bột sắn dây không tan và lơ lửng trong dung dịch nên ta thu được huyền phù.
Câu 11:
Cho hình ảnh sau:
Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
Đáp án A
- Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó.
- Tên khoa học của cá quả (cá lóc đồng) là: Channa striata
Câu 12:
Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?
Đáp án C
Dạ dày là một cơ quan trong cơ thể và được cấu tạo từ tế bào và mô.
Câu 13:
Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?
Đáp án C
Người ta sẽ chỉ dừng sử dụng khóa lưỡng phân khi đã phân loại được triệt để các loài sinh vật.
Câu 14:
Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
Đáp án A
Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
Câu 15:
Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
Đáp án D
Số tế bào con hình thành sau 4 lần sinh sản là: N = 24 = 16 (tế bào)
Câu 16:
Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?
Đáp án C
Dạ dày là một cơ quan trong cơ thể và được cấu tạo từ tế bào và mô.
Câu 17:
Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
Đáp án A
Khi xây dựng khóa lưỡng phân cần xác định đặc điểm đối lập của các nhóm thực vật nếu không sẽ bị rối khi phân chia.
Câu 18:
Vật chất di truyền của một virus là?
Đáp án D
Vật chất di truyền của virus có thể là ADN hoặc ARN nhưng không thể có mặt cả 2 loại.
Câu 19:
Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
Đáp án B
Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột người và ăn hồng cầu nên dẫn đến người bệnh bị đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói, ngoài ra có bị đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhày.
Câu 20:
Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân chia các giới sinh vật?
(1) Cấu trúc tế bào
(2) Cấu tạo cơ thể
(3) Đặc điểm sinh sản
(4) Kiểu dinh dưỡng
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
Đáp án D
Đặc điểm được dùng để phân chia các giới sinh vật là
(1) Cấu trúc tế bào
(3) Đặc điểm sinh sản
(4) Kiểu dinh dưỡng
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
Câu 21:
Khi ấn tay lên quả bóng bay, ta đã tác dụng lực nào lên vỏ quả bóng?
Đáp án C
Khi ấn tay lên quả bóng bay, ta đã tác dụng lực ấn lên vỏ quả bóng.
Câu 22:
Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo
Đáp án C
Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo có xu hướng lấy lại hình dạng ban đầu.
Câu 23:
Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống. Một hòn gạch có khối lượng 1600g. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng…………… niu-tơn.
Đáp án D
Đổi m = 1600 g = 1,6 kg
Trọng lượng của 1 viên gạch là P = 10 . m = 10 . 1,6 = 16 N
Trọng lượng của 10000 viên gạch là 10000P = 160000 N
Câu 24:
Cho các hiện tượng sau:
(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy
(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót
(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò)
Số hiện tượng mà ma sát có lợi là:
Đáp án C
(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa chân và sàn rất nhỏ. Ma sát trong hiện tượng này có ích.
(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy khi đó lực ma sát giữa lốp và mặt đường quá nhỏ nên bánh xa bị quay trượt trên mặt đường. Ma sát trong hiện tượng này có ích.
(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót vì ma sát giữa giày và đường lớn nên làm đế giày bị mòn. Ma sát trong hiện tượng này có hại.
(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò) để tăng ma sát giữa dây cung với dây đàn nhị, nhờ vậy nhị kêu to hơn. Ma sát trong hiện tượng này có ích.
Câu 25:
Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
Đáp án C
Hai cực cùng tên của hai nam châm đặt gần nhau => xuất hiện lực đẩy và lực này không có sự tiếp xúc nên là lực không tiếp xúc.
Câu 26:
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
Đáp án B
A – lực tiếp xúc
B – lực không tiếp xúc
C – lực tiếp xúc
D – lực tiếp xúc
Câu 27:
Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
Đáp án C
A – hành tinh chuyển động xung quanh ngôi sao nhờ lực hấp dẫn => không phải là lực tiếp xúc
B – người rơi do tác dụng của lực hút Trái Đất => không phải là lực tiếp xúc
C – thủ môn bắt được bóng nhờ lực ma sát => là lực tiếp xúc
D – quả táo rơi do chịu tác dụng của trọng lực => không phải là lực tiếp xúc
Câu 28:
Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường
Đáp án C
Khi quả bóng va chạm vào mặt tường thì bị bay ngược trở lại. Do đó, Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường không làm mặt tường biến dạng nhưng làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 29:
Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:
Đáp án A
Vì vật chuyển động thẳng đều, nên hai lực tác dụng lên vật là hai lực cân bằng.
=> Fms = Fkéo = 35N.
Câu 30:
Lực tác dụng lên vật M trong hình vẽ có giá trị bao nhiêu?
Đáp án A
Mũi tên biểu diễn lực được chia thành 3 đoạn, 1 đoạn = 5N
=> Lực có độ lớn là 15N