Trắc nghiệm KHTN 6 học kì 2 có đáp án (Đề 3)
-
713 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật?
Đáp án D
Vai trò của thực vật đối với đời sống con người và nhiều loài sinh vật:
- Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp.
- Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và oxygen cho quá trình hô hấp của con người và động vật.
Câu 2:
Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần có chung đặc điểm nào khiến chúng có mối quan hệ gần gũi?
Đáp án C
Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần có chung đặc điểm là đều sinh sản bằng hạt khiến chúng có mối quan hệ gần gũi.
Câu 3:
Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương sống là
Đáp án A
Dựa vào việc có hay không có xương sống mà người ta có thể phân chia động vật thành hai ngành chính là ngành động vật không xương sống (không có bộ xương trong và xương sống) và ngành động vật có xương sống (có bộ xương trong và xương sống).
Câu 4:
Cho các ngành động vật sau:
(1) Thân mềm (4) Ruột khoang
(2) Bò sát (5) Chân khớp
(3) Lưỡng cư (6) Giun
Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?
Đáp án B
- Động vật không xương sống bao gồm các ngành: Ruột khoang, Giun, Chân khớp, Thân mềm.
- Bò sát, lưỡng cư là các ngành thuộc động vật có xương sống.
Câu 5:
Ngành Thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây giúp chúng có thể hạn chế được nhược điểm đó của cơ thể?
Đáp án C
Đa số động vật thân mềm đều có lớp vỏ cứng bao bên ngoài cơ thể. Lớp vỏ này có chức năng bảo vệ động vật thân mềm khỏi các tác động xấu từ môi trường và những kẻ săn mồi.
Câu 6:
Động vật có xương sống bao gồm
Đáp án D
Cá, động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú (bao gồm cả người) đều là động vật có xương sống.
Câu 7:
Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh?
Đáp án A
- Động vật sống ở môi trường đới lạnh thường có lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông để dễ hòa lẫn màu sắc với môi trường (màu tuyết) nhằm ngụy trang.
- Thường hoạt động vào ban đêm; móng rộng, đệm thịt dày; chân cao, dài thường là đặc điểm chống nóng của những động vật sống ở môi trường nóng, khô hạn như hoang mạc.
Câu 8:
Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?
(1) Đặc điểm tế bào.
(2) Mức độ tổ chức cơ thể.
(3) Môi trường sống.
(4) Kiểu dinh dưỡng.
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.
Đáp án B
- Tiêu chí thường được dùng để phân loại sinh vật là đặc điểm tế bào (nhân thực hay nhân sơ), mức độ tổ chức cơ thể (đơn bào hay đa bào), môi trường sống (trên cạn, dưới nước, trong đất hay sinh vật), kiểu dinh dưỡng (tự dưỡng hay dị dưỡng),…
- Tiêu chí vai trò trong tự nhiên và thực tiễn không được dùng để phân loại sinh vật vì một loài có thể có nhiều vai trò khác nhau đồng thời các loài khác nhau cũng có thể có những vai trò giống nhau.
Câu 9:
Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
Đáp án B
- Trồng cây gây rừng tạo ra sự đa dạng của thực vật, thực vật là thức ăn và nơi ở cho động vật nên sự đa dạng về thực vật sẽ dẫn tới sự đa dạng về động vật → Trồng cây gây rừng là hành động bảo vệ đa dạng sinh học.
- Đốt rừng làm nương rẫy, xây dựng nhiều đập thủy điện, khai thác tối đa nguồn tài nguyên rừng là những hành động gây mất đa dạng sinh học.
Câu 10:
Đáp án B
- Voi, gấu và sao la là những loài sắp bị tuyệt chủng ở nước ta.
- Bò xám là loài đã bị tuyệt chủng hoàn toàn. Bò xám có đặc điểm nhận dạng là: Thân cỡ lớn. Sừng to, từ gốc sừng thân sừng nghiêng về phía sau, mút sừng nhọn uốn cong về phía trước. Yếm cổ khá rộng kéo dài xuống ngang khoeo và sát đất ở những con già. Toàn thân màu xám. Mông không trắng. Bốn chân từ khoeo trở xuống màu trắng. Ở Việt Nam, trước năm 1985, mới chỉ thu nhận được các thông tin về Bò xám (sừng), chưa xác định được khu vực cư trú cụ thể của chúng. Nhưng từ năm 1995 đến nay không còn thông tin gì về loài này, có thể đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam.
Câu 11:
Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí được gọi là
Đáp án C
Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí được gọi là hệ Mặt Trời.
Câu 12:
Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:
Đáp án B
Ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt ta.
=> Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.
Câu 13:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“ Hình dạng nhìn thấy của (1) …. là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”.
Đáp án A
“ Hình dạng nhìn thấy của (1) Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) Trái Đất được (3) Mặt Trời chiếu sáng”.
Câu 14:
Đáp án B
Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả sự luân phiên ngày, đêm.
Câu 15:
Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
Đáp án C
Quan sát hình ảnh ta thấy, Mặt Trăng sáng ở phía bên trái, diện tích bề mặt là một nửa Mặt Trăng và có khả năng giảm dần diện tích sáng => đó là Trăng bán nguyệt cuối tháng.
Câu 16:
Sao chổi là
Đáp án D
Sao chổi là tiểu hành tinh nhưng khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khíCâu 17:
Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là
Đáp án B
Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là Thiên hà.
Câu 18:
Dải Ngân Hà là:
Đáp án A
Dải Ngân Hà là Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).
Câu 19:
Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?
Đáp án D
A – lãng phí năng lượng, nên tắt điện khi ra khỏi phòng.
B – lãng phí năng lượng, vì chỉ cần bật đèn ở bàn học.
C – lãng phí năng lượng, chỉ nên bật bình 30 phút trước khi tắm.
D – tiết kiệm năng lượng.
Câu 20:
Đáp án B
Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.
Câu 21:
Đáp án A
A – sai, vì Ngân Hà có chuyển động
B – đúng
C – đúng
D – đúng
Câu 22:
Vì sao phải tiết kiệm năng lượng?
Đáp án D
Tiết kiệm năng lượng giúp:
- tiết kiệm chi phí
- bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo
- góp phần giảm lượng chất thải và giảm ô nhiễm môi trường
Câu 23:
Đáp án D
Chuyển động thực là Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và Trái Đất tự quay quanh trục của nó.
Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây là chuyển động nhìn thấy khi đứng từ Trái Đất.
Câu 24:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: “Do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng là ……. của Trái Đất”.
Đáp án C
Do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Câu 25:
Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ nào sau đây?
Đáp án A
Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ kính thiên văn.
Câu 26:
Các thiên thể số 3, 5, 7 trong hình là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời?
Đáp án C
Các thiên thể số 3, 5, 7 trong hình là những hành tinh Kim tinh – Hỏa tinh – Thổ tinh.
Câu 27:
Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất bao nhiêu thời gian?
Đáp án C
Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất 27,32 ngày.
Câu 28:
Thành phần cấu tạo của mỗi Thiên Hà bao gồm:
Đáp án B
Thành phần cấu tạo của mỗi Thiên Hà bao gồm các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.
Câu 30:
Đáp án D
A – sai, vì hệ Mặt Trời của chúng ta thuộc về Thiên Hà trong đó có cả các sao trên bầu trời.
B, C – sai, vì Ngân Hà và Thiên Hà là một.