Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 3: (có đáp án) Xã hội nguyên thuỷ (phần 2)
-
1478 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
11 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tổ chức xã hội của người tối cổ có điểm gì nổi bật?
Đáp án C
Người tối cổ sống thành từng bầy khoảng vài chục người, trong các hang động, mái đá hoặc dưới những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô
Câu 2:
Đặc điểm cơ bản của chế độ thị tộc là gì?
Đáp án C
Thị tộc là những người cùng họ, gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu (có quan hệ gần gũi với nhau) sống cùng nhau.
Câu 3:
Sản phẩm dư thừa tạo ra trong xã hội nguyên thủy được phân chia như thế nào?
Đáp án B
Nhờ công cụ bằng kim loại, người ta đã làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác đã trở nên giàu có, thường là những người đứng đầu thị tộc. Đây chính là hình thức giải quyết những sản phẩm dư thừa trong xã hội nguyên thủy và là nguyên nhân xuất hiện tư hữu và sự phân biệt giàu – nghèo sau đó.
Câu 4:
Theo quan điểm của Đác-uyn, loài người tiến hóa từ
Đáp án B
Người tối cổ tiến hóa từ vượn cổ cách đấy khoảng 3-4 triệu năm trước đây
Câu 5:
Người tối cổ không mang đặc điểm nào sau đây?
Đáp án D
- Biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước cầm nắm, thể tích não nhỏ, trên người vẫn còn một lớp lông mỏng
- Biết sử dụng cành cây và hòn đá làm công cụ
- Sống bằng việc săn bắt, hái lượm từ tự nhiên
- Tổ chức xã hội: bầy người nguyên thủy
=> Đáp án D: là tổ chức xã hội của người tinh khôn
Câu 6:
Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành người tối cổ là
Đáp án B
Cách đây khoảng 4 vạn năm, loài người đã có một bước nhảy vọt thứ hai là chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của người tinh khôn?
Đáp án D
Đặc điểm của người tình khôn bao gồm:
- Về hình dáng: đứng thẳng hoàn toàn; đứng thẳng hoàn toàn; thể tích não phát triển; đôi bàn tay khéo léo, linh hoạt
- Về đời sống vật chất- tinh thần: biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ
- Về tổ chức xã hội: thị tộc
=> Đáp án D: là tổ chức xã hội của người tối cổ
Câu 8:
Ý nào sau đây cho thấy sự phát triển về đời sống của người tinh khôn so với người tối cổ?
Đáp án D
Nếu như người tối cổ sinh sống phụ thuộc vào thức ăn có sẵn từ thiên nhiên thì người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. Đây là những điểm tiến bộ vượt bậc trong đời sống của Người tinh khôn so với Người tối cổ
Câu 9:
Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người tối cổ là
Đáp án A
Từ nửa sau tk XIX, Đacuyn trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài” ( xuất bản năm 1859) và “Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính” ( xuất bản năm 1871) đã đưa ra những quan điểm mới về đấu tranh sinh tồn, về tính di truyền, biến dị, về sự chọn lọc tự nhiên của sinh vật: khẳng định loài người là do loài vượn đặc biệt tiến hóa thành do đột biến gen. Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định trong giai đoạn phát triển từ vượn cổ thành người tối cổ
Câu 10:
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy?
Đáp án A
Sự xuất hiện của công cụ kim khí khoảng thiên niên kỉ IV TCN là nguyên nhân sâu sa dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy. Do công cụ kim khí ra đời đã giúp con người khai phá được những vùng đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt...năng suất lao động tăng lên, sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà đã có sự dư thừa. Một số người đứng đầu thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt số sản phẩm dư thừa đó, dần dần họ trở nên giàu có hơn với những người còn lại
=> nguyên tắc công bằng bị phá vỡ
=> xã hội nguyên thủy dần tan rã để nhường chỗ cho xã hội có giai cấp
Câu 11:
Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào của Việt Nam?
Đáp án A
Những dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam được tìm thấy ở khu vực hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn) và Núi Đọ (Thanh Hóa)
=> Việt Nam được đánh giá là một trong những cái nôi của loài người