Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là gì?
A. Thực hiện chế độ hạn nô
B. Chú ý vào vệ sức kéo trong nông nghiệp
C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội
D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
Lời giải:
So về quy mô thì luật Hồng Đức không phải là bộ luật đồ sộ nhất nhưng nó lại là bộ luật nhân văn nhất trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời phong kiến khi nó chiếu cố đến cả những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, người tàn tật, phụ nữ, người già yếu…
Ví dụ:
- Trong trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng bị tội, điều 320 quy định như sau: “Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư và buộc phải ly dị. Trả người đàn bà về chồng cũ…” hoặc “những nhà quyền thế mà ức hiếp để cưới con gái lương dân thì xử phạt, biếm hay đồ” (điều 338).
- Khi xảy ra tình trạng ly hôn, luật xác định tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung; khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.
- Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào “hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương”.
Đáp án cần chọn là: C
Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông có tên gọi là gì?
Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là gì?
Ý nào sau đây không phải là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ luật Hồng Đức?
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?
Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư) Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?
Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào?
Anh (chị) có nhận xét gì về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?