Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 22 (có đáp án): Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 22 (có đáp án): Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 22 (có đáp án): Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

  • 3761 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích:

Khởi nghĩa nông dân nổ ra chủ yếu do mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước trở nên gay gắt. Họ nổi dậy chống lại chính quyền và địa chủ phong kiến.

Nông dân không can thiệp vào các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến.


Câu 2:

Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê Sơ bắt đầu suy yếu, vua quan ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân, mặc cho quan lại ở địa phương vơ vét, bóc lột nhân dân, bắt nhân dân phải lao động khổ sai, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém → mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình ngày càng gay gắt.


Câu 3:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là:     

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Khởi nghĩa Trần Cảo (1516) ở Đông Triều – Quảng Ninh đã ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải tháo chạy vào Thanh Hóa.


Câu 4:

Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích: Nhà Lê phải tập trung lực lượng để đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Các cuộc khởi nghĩa này tuy không lật đổ được triều đình nhà Lê nhưng đã góp phần mạnh mẽ làm nhà Lê nhanh chóng suy yếu và sụp đổ.


Câu 5:

Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: B

Giải thích:

chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa nhà Mạc – Bắc triều với nhà Lê – Nam triều.

   + Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc.

   + Năm 1533, Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” đưa người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua gọi là Nam triều.

   + Chiến tranh giữa hai thế lực kéo dài suốt 50 năm, nhà Mạc thất bại phải chạy lên Cao Bằng.


Câu 6:

Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: A

Giải thích: Chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, vua Lê chỉ trên danh nghĩa, mất hết quyền lực.


Câu 7:

Chiến tranh Nam – Bắc triều đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nhân dân?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: A

Giải thích: Chiến tranh Nam - Bắc triều nổ ra tàn phá mùa màng, nhân dân bị bắt đi phu đi lính, ruộng đất bị bỏ hoang, nhân dân đói khổ phải phiêu tán khắp nơi.


Câu 8:

Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong thời gian nào?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK – Tr. 108)


Câu 9:

Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK – tr.109)


Câu 10:

Ở Đàng Trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Năm 1545, Nguyễn Kim bị giết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, tìm cách loại trừ thế lực của Nguyễn Kim. Nguyễn Hoàng là con trai của Nguyễn Kim thấy được mối đe dọa đã xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa và xây dựng cơ sở cát cứ của mình, tách khỏi sự phụ thuộc vào họ Trịnh.


Câu 11:

Thể chế chính trị ở Đàng Ngoài được gọi là:     

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Ở Đàng Ngoài, họ Trịnh nắm toàn bộ quyền thống trị nhưng phải dựa vào danh nghĩa của vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”.


Bắt đầu thi ngay