Nhà Lê sơ không thực hiện giải pháp nào để khuyến khích sự phục hồi và phát triển của sản xuất nông nghiệp?
A. Cho binh lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh
B. Đặt chức quan chuyên lo về nông nghiệp
C. Đặt phép quân điền
D. Đặt phép lộc điền
Lời giải:
Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán. Để khôi phục sản xuất, nhà Lê sơ đã:
+ Cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.
+ Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
+ Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ...
+ Thi hành chính sách quân điền - chia ruộng đất công làng xã cho các thành viên trong làng
+ Cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.
=> Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
=> Đáp án D: Lộc điền là chính sách ban cấp ruộng đất cho quý tộc, tướng lĩnh, quan lại
Đáp án cần chọn là: D
Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?
Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách gì?
Ai là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?
Bốn câu thơ trên nhắc đến làng nghề truyền thống nào ở Thăng Long xưa?
Việc sử dụng khoa cử làm con đường chủ yếu lựa chọn quan lại đã tạo ra biến đổi gì cho nhà nước phong kiến thời Lê sơ?
Sự phát triển kinh tế Đại Việt thời Lê sơ không mang lại kết quả nào sau đây?
Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?