Nhà Mạc có nên bị đánh giá là một ngụy triều trong lịch sử phong kiến Việt Nam hay không? Vì sao?
A. Có, vì nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê
B. Không, vì nhà Mạc có công lớn trong việc xây dựng đất nước
C. Có, vì nhà Mạc đã gây ra tình trạng chia cắt đất nước
D. Không, vì nhà Lê sơ đang khủng hoảng, sự thay thế của triều đại mới là tất yếu.
Lời giải:
- Ngụy triều tức là một vương triều không chính thống, được thành lập do sự thán đoạt quyền lực của triều đại trước. Tuy nhiên về bản chất, hầu hết các vương triều phong kiến Việt Nam đều được thành lập từ sự thán đoạt quyền lực từ các vương triều trước
- Hoàn cảnh thành lập của nhà Mạc:
Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ không còn ở giai đoạn thịnh trị mà đã bước vào thời kì khủng hoảng trầm trọng. Vua quan ăn chơi sa đọa không quan tâm đến đời sống nhân dân. Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
=> Yêu cầu đặt ra phải có một ông vua anh minh để thay đổi cục diện. Trong bối cảnh đó, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Rõ ràng sự thành lập của nhà Mạc là phù hợp với yêu cầu của lịch sử và những chính sách sau đó của nhà Mạc cũng thể hiện rõ điều này.
=> Không thể đánh giá nhà Mạc là một ngụy triều
Đáp án cần chọn là: D
Năm 1527 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?
“Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”
Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ thế kỉ XVII đến XVIII?
Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây?
Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là “quân ba chỏm”?
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam?
Vì sao đầu thế kỉ XVI, các khởi nghĩa nông dân lại liên tiếp bùng nổ?
Vì sao họ Trịnh lại chấp nhận chỉ xưng vương và làm bề tôi của vua Lê?