Phần II: Tự luận
(2 điểm) Đến thế kỷ XVI-XVII, nước ta đã có quan hệ buôn bán với thương nhân những nước nào? Mối quan hệ này có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước?
- Quan hệ buôn bán với:
+ Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.
+ Châu Âu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.
- Ý nghĩa:
+ Tạo điều kiện cho các sản phẩm thủ công truyền thống của ta như: tơ lụa, gốm sứ có điều kiện gia tăng về số lượng và chất lượng.
+ Nhân dân có điều kiện tiếp xúc với hàng thủ công của các nước.
+ Việc trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nước ta đã phải chống các thế lực ngoại xâm nào?
Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?
Chiến thắng lớn nhất ở Đàng Trong đánh bại quân Xiêm xâm lược vào thế kỉ XVIII là chiến thắng nào?
Phần I: Trắc nghiệm
Vì trưng thu quá mức mà dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cả cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá cả khung cửi, vì thuế cá tôm mà xé chài lưới… đó là tình hình công thương nghiệp nước ta vào thời gian nào?
(3 điểm) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?