Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?
A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.
B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.
D. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
Lời giải:
Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí:
- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.
- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.
- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.
- Đưa lại hệ quả tiêu cực: sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.
=> Loại trừ đáp án: B
Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho những tầng lớp nào ở châu Âu?
Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy?
Ý nào sau đây không nằm trong mục đích của các cuộc phát kiến địa lí?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI là gì?
Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam thời kì trung đại?
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?
Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?
Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác biệt so với các nhà phát kiến địa lí khác?
Ai là người đã thực hiện chuyến hành trình qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498?
Nội dung nào sau đây không thuộc những điều kiện để tiến hành các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI?
Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư bản?