Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?
A. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
B. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
C. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển
Lời giải:
Người Ấn Độ đã sớm có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Sự ra đời của chữ viết có ý nghĩa lớn đối với nền văn minh Ấn Độ.
- Trước hết nó chứng tỏ trình độ phát triển cao của văn minh Ấn Độ vì chữ viết là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một nền văn minh
- Chữ viết vừa là ngôn ngữ văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh khổng lồ, vừa là công cụ để lưu giữ những giá trị của văn minh Ấn Độ
- Chữ viết là công cụ để văn minh Ấn Độ có thể truyền bá, ảnh hưởng rộng rãi ra bên ngoài.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Đâu là điểm giống nhau cơ bản giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn?
Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li là gì?
Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hin-đu của Ấn Độ?
Sau khi thôn tính miền Bắc Ấn Độ, người Thổ Nhĩ Kì đã lập ra vương triều nào?
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao?
Thời kì nào chứng kiến sự thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực?
Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?