Một vật dao động tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là
A. 94%.
B. 6%.
C. 9%.
D.3%.
+ Biên độ dao động ban đầu là A0.
+ Cơ năng của vật lúc đầu: \({W_0} = \frac{1}{2}kA_0^2\)
+ Sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3% nên biên độ dao động ở chu kì sau:
\(A = {A_0} - 0,03{A_0} = 0,97{A_0}\)
+ Cơ năng của con lắc ở chu kì sau:
\(W = \frac{1}{2}k{A^2} = \frac{1}{2}k.{\left( {0,97{A_0}} \right)^2} = 0,{97^2}.\frac{1}{2}kA_0^2 = 0,{97^2}{W_0}\)
+ Năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần:
\(\frac{{\Delta W}}{{{W_0}}} = \frac{{{W_0} - W}}{{{W_0}}}.100\% = \frac{{{W_0} - 0,{{97}^2}{W_0}}}{{{W_0}}}.100\% = 5,91\% \)
Chọn đáp án B
Một mạch điện xoay chiều AB gồm điện trở thuần \(R\), cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được, tụ điện có điện dung \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\) mắc nối tiếp theo đúng thứ tự. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}c{\rm{os(100}}\pi {\rm{t}})V,\,t(s)\), \({U_0},\,\omega \), R có giá trị không đổi. Khi \(L = {L_1} = \frac{3}{\pi }H\) hoặc \(L = {L_2} = \frac{3}{{2\pi }}H\)thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần có cùng một giá trị. Tỉ số hệ số công suất của mạch khi \(L = {L_1}\) và khi \(L = {L_2}\) là
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số f = 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM chi có cuộn cảm thuần \[L = \frac{{0,6}}{\pi }\] H, đoạn mạch MB gồm tụ điện C và điện trở \[R = 10\sqrt 3 \] Ω nối tiếp. Biết điện áp hai đầu đoạn mạch AB lệch pha \[\frac{{2\pi }}{3}\] so với điện áp hai đầu đoạn mạch MB. Điện dung của tụ điện bằng