(1) “Nặng lòng xót liễu vì hoa,
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.”
(2) Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Đọc thật kĩ các câu thơ trên và cho biết trường hợp nào từ “hoa” được dùng với nghĩa gốc?
A. (1) và (2)
B. (2)
C. (1)
D. Không có đáp án nào
- Từ “hoa” được dùng với nghĩa gốc là từ hoa ở trường hợp (2) nghĩa gốc dùng để chỉ cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm.
- Từ “hoa” trong câu (1) được dùng với nghĩa chuyển, chỉ người con gái mong manh, yếu đuối.
Đáp án cần chọn là: B
“Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.”
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “triệu bất tường ” được in đậm có nghĩa là:
(1) Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh vời vợi
(Gửi em dưới quê làng - Hồ Ngọc Sơn)
(2) Công viên là lá phổi xanh của thành phố.
Từ “lá” nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “tay” được dùng với nghĩa chuyển?
(1) Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
(Ca dao)
(2) Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
(Truyện Kiều)
(3) Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
(Ca dao)
(4) “Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
“Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa Quan họ
Nở tím bờ sông Thương.”
(Chiều sông Thương - Hữu Thỉnh)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
(1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
“Công viên là lá phổi xanh của thành phố”
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “mắt” được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ
(1) Con mắt là cửa sổ tâm hồn
(2) Quả na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.
(Trần Đăng Khoa)
“Bộ GD&ĐT cho hay quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được thực hiện nghiêm ngặt với yêu cầu bảo mật nội bộ chặt chẽ để bảo đảm chất lượng câu hỏi thi và tính khoa học khách quan trong ra đề thi. Cục Quản lý Chất lượng đã xây dựng quy trình bảo mật và chỉ đạo Trung tâm Khảo thí quốc gia quán triệt áp dụng ngay trong từng công đoạn của quy trình 9 bước.”
(Nguồn Internet)
Trong đoạn văn trên, từ “ngân hàng” được dùng với ý nghĩa gì?
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
“Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật. Ngay những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu. Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng?. Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cả những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh”.
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu 4 có nghĩa là:
"Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai."
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...
Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành "một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.
(“Vua Tàu Thủy” Bạch Thái Bưởi)
Trong đoạn văn trên, từ “kinh tế” được dùng với ý nghĩa gì?
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển?
(1) Đề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
(2) Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khoẻ Phù Đổng”.
(3) Dù ai nói ngả nói nghiêng
Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.
(Ca dao)
(4) Buồn trông nội cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)