Thứ năm, 18/04/2024
IMG-LOGO

Sự phát triển của từ vựng

Sự phát triển của từ vựng

  • 1338 lượt thi

  • 28 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “mắt” được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ

(1) Con mắt là cửa sổ tâm hồn

(2) Quả na mở mắt nhìn ngơ ngác

Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.

(Trần Đăng Khoa)

Xem đáp án

- Mắt (1) là nghĩa gốc.

- Mắt (2) được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ, mắt na có hình dạng gần giống đôi mắt.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Từ “chân” nghĩa gốc chỉ bộ phận cuối cùng tiếp giáp với mặt đất của người hoặc động vật. Còn từ “chân”trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền  (ví dụ : chân núi, chân tường…)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “tay” được dùng với nghĩa chuyển?

(1) Ngang lưng thì thắt bao vàng,

Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.

Một tay thì cắp hỏa mai,

Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.

Thùng thùng trống đánh ngũ liên,

Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.

(Ca dao)

(2) Một tay gây dựng cơ đồ,

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.

(Truyện Kiều)

(3) Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

(Ca dao)

(4) “Cũng nhà hành viện xưa nay,

Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Xem đáp án

- Từ “tay” trong câu (1) chỉ một bộ phận trên cơ thể người, được tính từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm. Trong câu (1) từ “tay” được dùng với nghĩa gốc.

- Từ “tay” trong câu (2) là trường hợp chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Dùng đôi bàn tay để chỉ sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của nhân vật.

- Từ “tay” trong câu (3) chỉ một bộ phận trên cơ thể người, đây là trường hợp từ “tay” được dùng với nghĩa gốc, so sánh tình anh em với tay chân (những bộ phận trên cơ thể người) để thấy được sự gắn kết, không thể tách rời nhau trong tình cảm anh em trong gia đình.

- Câu (4) Từ “tay” nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật. Còn trong câu từ “tay” được dùng với nghĩa chỉ người chuyên một ngành nghề, một việc nào đó mà ở đây là việc buôn người. =>Trường hợp này được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận để gọi toàn thể.

=>Vậy nên trường hợp (2) và (4) từ “tay” được dùng với nghĩa chuyển.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 4:

“Đi suốt cả ngày thu

Vẫn chưa về tới ngõ

Dùng dằng hoa Quan họ

Nở tím bờ sông Thương.”

(Chiều sông Thương - Hữu Thỉnh)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Từ được dùng với nghĩa chuyển trong câu trên là từ “hoa”; chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để chỉ người con gái quan họ.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Công viên là lá phổi xanh của thành phố”

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Trong câu trên từ “lá” là từ được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ dựa trên nét chung về hình dạng của chiếc lá và phổi của con người.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 6:

“Sống trong cát, chết vùi trong cát

Những trái tim như ngọc sáng ngời.”

(Tố Hữu)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Từ “trái tim” trong câu trên được dùng với nghĩa chuyển - chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. Dùng bộ phận của cơ thể người (trái tim) để chỉ những con người mà cuộc đời của họ như những tấm gương sáng về tình cảm yêu thương, sống cũng như chết, cho dù cuộc đời của họ rất đỗi bình dị.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

“Phát hiện ra vấn đề tinh vi ấy, thật là một đôi mắt sáng suốt.”

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Từ được dùng với nghĩa chuyển là từ “đôi mắt” - chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ dùng để chỉ những người thông minh, sáng suốt, nhìn ra những điều chi tiết, khó quan sát và phát hiện ra được.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 8:

(1) Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con.

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Xem đáp án

- Từ “chân”trong câu (1) được dùng theo nghĩa gốc là cái chân, bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; được coi là biểu tượng hoặc hoạt động đi lại của con người

Từ “chân”trong câu (2) được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…)

Đáp án cần chọn là: B


Câu 9:

"Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,

Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai."

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Xem đáp án

“nguyệt” và “hoa” nghĩa gốc chỉ những sự vật thuộc về tự nhiên và đều rất đẹp, dễ làm say lòng người. Trong câu thơ đã cho, “nguyệt” và “hoa” được chuyển nghĩa dùng để chỉ sự trai gái ăn nằm với nhau.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 10:

(1) “Nặng lòng xót liễu vì hoa,

Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.”

(2) Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Đọc thật kĩ các câu thơ trên và cho biết trường hợp nào từ “hoa” được dùng với nghĩa gốc?

Xem đáp án

- Từ “hoa” được dùng với nghĩa gốc là từ hoa ở trường hợp (2) nghĩa gốc dùng để chỉ cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm.

- Từ “hoa” trong câu (1) được dùng với nghĩa chuyển, chỉ người con gái mong manh, yếu đuối.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 11:

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển?

(1) Đề huề lưng túi gió trăng

Sau chân theo một vài thằng con con.

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

(2) Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khoẻ Phù Đổng”.

(3) Dù ai nói ngả nói nghiêng

Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.

(Ca dao)

(4) Buồn trông nội cỏ dàu dàu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Xem đáp án

- Từ “chân” trong câu số (1) được dùng với nghĩa gốc chỉ một bộ phận dưới cùng trên cơ thể người hoặc động vật dùng để đi, đứng, chạy, nhảy,…

- Từ “chân” trong câu số (2) được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, chỉ việc một ai đó giữ một vị trí trong một tổ chức, hội nhóm nào đó.

- Từ “chân” trong câu số (3) được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, dựa trên điểm chung của chân người, động vật với chân kiềng đó là đều là phần tiếp giáp cuối cùng với mặt đất, có thể giữ cho phần phía trên được thăng bằng.

- Từ “chân” trong câu số (4) được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ dựa trên điểm chung của chân người, động vật với chân mây đều là phần tiếp giáp cuối cùng với mặt đất.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 12:

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ xanh được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ?

Xem đáp án

- Câu A và câu D từ xanh được dùng với nghĩa gốc, chỉ màu sắc là màu xanh của mặt nước và màu xanh của cỏ non.

- Câu B từ xanh được dùng với nghĩa chuyển, chỉ ông trời, đây là trường hợp chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.

- Câu C từ xanh được dùng với nghĩa chuyển, chỉ những người công nhân, đây là trường hợp chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 13:

(1) Khi chiếc lá xa cành

Lá không còn màu xanh

Mà sao em xa anh

Đời vẫn xanh vời vợi

(Gửi em dưới quê làng - Hồ Ngọc Sơn)

(2) Công viên là lá phổi xanh của thành phố.

Từ “lá” nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Xem đáp án

- Từ “lá” trong câu (1) được dùng với nghĩa gốc chỉ chiếc lá.

- Trong câu (2) từ “lá” là từ được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ dựa trên nét chung về hình dạng của chiếc lá và phổi của con người.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 14:

“Nhờ sự kiên trì và khổ luyện, cuối cùng anh T cũng trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Tháng 9 năm nay, anh có tên trong danh sách chính thức dự Seagames 30. Trong suốt giải đấu, anh luôn cố gắng phấn đấu vì màu cờ sắc áo. Giải đấu kết thúc, anh T chính là người đạt được danh hiệu vua phá lưới môn bóng đá nam Seagames 30.”

Trong đoạn văn trên, từ “vua” được dùng với ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Từ “vua” trong đoạn văn trên là chỉ người ghi được nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải bóng đá.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 15:

“Bộ GD&ĐT cho hay quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được thực hiện nghiêm ngặt với yêu cầu bảo mật nội bộ chặt chẽ để bảo đảm chất lượng câu hỏi thi và tính khoa học khách quan trong ra đề thi. Cục Quản lý Chất lượng đã xây dựng quy trình bảo mật và chỉ đạo Trung tâm Khảo thí quốc gia quán triệt áp dụng ngay trong từng công đoạn của quy trình 9 bước.”

(Nguồn Internet)

Trong đoạn văn trên, từ “ngân hàng” được dùng với ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Từ “ngân hàng” được dùng trong đoạn văn được dùng với nghĩa chỉ tập hợp các dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực nào đó mà ở đây là câu hỏi thi phục vụ mục tiêu giáo dục.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 16:

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho  người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành "một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.

(“Vua Tàu Thủy” Bạch Thái Bưởi)

Trong đoạn văn trên, từ “kinh tế” được dùng với ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Từ “kinh tế” trong câu “một bậc anh hùng kinh tế” có nghĩa chỉ toàn bộ hoạt động của con người lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 17:

Sau bao năm bươn chải nơi đất khách quê người, cuối cùng lão lại trở về với hai bàn tay trắng".

Trong câu văn trên, từ “trắng” được dùng với ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Từ “trắng” trong câu văn đã cho dùng để chỉ cảnh hoàn toàn không có gì hoặc không còn gì cả.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 18:

“Để cứu mẹ, Thúy Anh quyết định vay nóng tiền. Chỉ cần cứu được mẹ, dẫu phải trả giá bao nhiêu cô ấy cũng sẵn lòng.”

Trong đoạn câu trên, từ “nóng” được dùng với ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Từ “nóng” trong câu có nghĩa là cần gấp, cần có ngay tiền trong một khoảng thời gian ngắn.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 19:

“Buổi biểu diễn đầu năm sẽ có sự xuất hiện của một tay trống vô cùng nổi tiếng.”

Trong câu văn trên, từ “tay” được dùng với ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Từ “tay” trong câu trên có nghĩa chỉ người giỏi về một môn hoặc một nghề nào đó.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 20:

“Anh ấy là một mắt xích quan trọng trong hoạt động lần này của chúng ta.”

Trong đoạn văn trên, từ “mắt xích” được dùng với ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Mắt xich trong câu văn có nghĩa là giữ một vị trí quan trọng, có quan hệ chặt chẽ trong một hệ thống nào đó.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 21:

“Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.”

Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “triệu bất tường ” được in đậm có nghĩa là:

Xem đáp án

“triệu bất tường” tức là điềm gở, điềm chẳng lành. Hình ảnh ẩn dụ tả cảnh bất thường của đêm thanh cảnh vắng như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chăm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của dân lành.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 22:

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục rét đậm, người tiêu dùng đổ xô mua máy sưởi, siêu thị, cửa hàng kinh doanh các thiết bị sưởi ấm liên tục “cháy hàng”.

(Theo laodong.vn)

Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “cháy hàng” được in đậm có nghĩa là:

Xem đáp án

Cháy hàng là trên thị trường hết sạch một sản phẩm nào đó do mọi người mua quá nhiều.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 23:

"Thế kỷ hai mốt là thế kỷ của công nghệ thông tin, gọi bằng cái tên khác là thời kỳ công nghệ số, mạng xã hội ra đời như một phần tất yếu, và một “loại” anh hùng cũng từ đó sinh ra.“Anh hùng bàn phím” – cụm từ này cư dân mạng chắc chắn đã... quen quen, hãy cứ bắt đầu bằng cái tên, từ cái tên để dễ dàng nhận diện: Đó là những kẻ thường chẳng được ai biết đến, luôn giấu mình trong thế giới ảo, thích che giấu thân phận mình và đặc biệt luôn tìm thú vui bằng bàn phím với đôi tay.

(Nguồn Internet)

Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “anh hùng bàn phím ” được in đậm có nghĩa là:

Xem đáp án

Anh hùng bàn phím dùng để chỉ một bộ phận dân mạng online hay bình luận (gõ bàn phím) đưa ra các ý kiến, thái độ hay nhận xét rất hùng hổ, mãnh liệt về các vấn đề trên mạng. Họ thường thoải mái đưa ra các ý kiến của mình, chém gió mà không cần quan tâm đúng sai và nhất là không đi cùng hành động bản thân.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 26:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Từ “tay” trong các đáp án A, B, D đều mang nghĩa gốc chỉ bộ phận trên cơ thể người.

Từ “tay” trong tay bàn là từ mang nghĩa chuyển.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 27:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

- Từ điểm yếu, khuyết điểm, nhược điểm: những điều thiếu sót, điều chưa hoàn hảo trong suy nghĩ hoặc trong hành động.

- Tù yếu điểm: điểm quan trọng, có ý nghĩa lớn lao nhất.

=>Từ yếu điểm không cùng nghĩa với từ còn lại.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 28:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Xem đáp án

Các từ: tuyệt chủng, tuyệt thực, từ tuyệtcó nghĩa là dứt, không còn gì.

Từ "tuyệt vời" là đạt đến mức được coi là lí tưởng, không gì có thể sánh được.

=>Từ tuyệt vời không cùng nghĩa với từ còn lại.

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương