Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.
Ban đầu, tư bản Pháp
Xem thêm
tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời.
Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Những đoạn đường sắt quan trọng ở Bắc Kì và Trung Kì dần dần được xây dựng. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km. Đường bộ được mở rộng đế những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn)… Một số cảng biển, cảng sông cũng được mở mang vào thời kì này như: Cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. Các tuyến đường biển đã vươn ra nhiều nước trên thế giới.
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
Cơ cấu xã hội biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 137, 155)
Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
- Ở Việt Nam, sau khi cơ bản hoàn thành công cuộc bình định, thực dân Pháp đã bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa. Lúc này, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng còn rất lạc hậu. Để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và thuận tiện cho việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta (quân sự), - Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2 059 km. Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn),…
Đáp án cần chọn là: C
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.
Xem thêm
Giai cấp địa chủ phong kiếntiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
Giai cấp nông dânngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sảnphát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.
Giai cấp tư sảnra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa,… cho tư bản Pháp. Khi kiếm được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản (như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu…).
Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành 2 bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
Giai cấp công nhânngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 77 – 79)
Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra cho Việt Nam điều kiện thuận lợi nào trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa?
Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.
Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị
Xem thêm
quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.
Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.
Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.
Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138)
Ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là gì?
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
“Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Quân số lúc cao nhất (năm 1969) lên gần 1,5 triệu tên, trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu.
Với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt", cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân "tìm diệt" vào căn cứ của Quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (đông - xuân 1965 - 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt" và “bình định" vào vùng “đất thánh Việt cộng”.
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, mở đầu là các thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của quân dân ta tiếp tục được thể hiện trong hai mùa khô.
Bước vào mùa khô thứ nhất (đông - xuân 1965 – 1966) với 72 vạn quân (trong đó có hơn 22 van quân Mĩ và đồng minh), địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng.
Quân dân ta trong thể trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến đã chặn đánh dịch trên mọi hướng, tiến công địch khắp mọi nơi.
Bước vào mùa khô thứ hai (đông - xuân 1966 – 1967) với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn quân (trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm hơn 44 vạn), Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có ba cuộc hành quân lớn "tìm diệt", "bình định"; lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
Ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng "ấp chiến lược". Trong hầu khắp các thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 173 – 175).
Chiến thắng đầu tiên của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Ðộng lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười; đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô-viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch; đã tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động cống hiến hết mình trong sự nghiệp biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực; đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.
Con đường Tháng Mười cũng đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.
PGS.TS.Nguyễn Viết Thảo(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Sự kiện nào được coi là nhân tố có tác động quyết định nhất tới tiến trình lịch sử thế kỉ XX?
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ có thủ đoạn mới là
Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10 – 1930.
Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư và thông qua Luận cương chính trịcủa Đảng.
Luận cương xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.
Tuy nhiên, Luận cương còn có những mặt hạn chế như chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất; đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
Sau Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tập trung lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước chống lại cuộc khủng bố và các thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, đồng thời có những chỉ thị cụ thể cho Nghệ - Tĩnh và kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh ủng hộ và bảo vệ Xô viết Nghệ – Tĩnh.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 94 – 95).
Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo là gì?
Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở Châu Á và Châu Âu. Tồn tại giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản thế giới, Liên Xô đã kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
Trong vòng 4 năm (1922-1925), các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản lần lượt công nhân và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 20 quốc gia. Năm 1933, Mĩ- cường quốc tư bản đứng đầu thế giới- đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi to lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
(SGK Lịch sử 11, trang 58)
Liên Xô đã làm gì để phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước đế quốc?
Từ năm 1922-1925, các cường quốc tư bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia?
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa.
Xem Bài Dịch
Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng.
Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 156)
Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?
Trong Luận cương chính trị (10/1930) xác định, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, điều đó có nghĩa là
Cách mạng tháng Mười Nga đã ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?