Phương pháp giải:
So sánh tác động của việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) để rút ra điểm giống nhau về tác động của 2 hiệp định này.
Giải chi tiết:
A chọn vì Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) được kí kết đã giảm bớt tình trạng căng thẳng ở châu Âu, thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; Định ước Henxinki (1975) được kí kết đã tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu Âu.
→ Cả hai hiệp định này đều góp phần phần thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác trên thế giới.
B loại vì việc liên kết là xuất phát từ nhu cầu của các nước.
C loại vì EC thành lập năm 1967.
D loại vì trong quan hệ quốc tế, 1 mặt các nước hợp tác với nhau nhưng mặt khác cũng cạnh tranh với nhau để phát triển.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:
(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết "Hạnh phúc là gì?" trên blog của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".
(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Năng lượng, trong đó năng lượng điện đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Ngày nay, nguồn tài nguyên năng lượng không phát sinh ngày càng cạn kiệt. Vì vậy việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt Trời, thủy điện, gió, nhiệt điện, đại dương và sinh học đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Năng lượng Mặt Trời là một dạng năng lượng sạch được sử dụng lâu dài và hoàn toàn miễn phí. Chính vì vậy, việc sử dụng pin năng lượng mặt trời là một giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.
Pin Mặt Trời (còn gọi là pin quang điện) là nguồn điện trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Cấu tạo của pin quang điện gồm một tấm bán dẫn loại n, bên trên có phủ một lớp bán dẫn loại p. Mặt trên cùng là một lớp kim loại mỏng trong suốt với ánh sáng và dưới cùng là một đế kim loại. Các lớp kim loại này đóng vai trò là các điện cực. Lớp tiếp xúc p – n được hình thành giữa hai bán dẫn. Khi chiếu ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang điện vào lớp kim loại mỏng ở trên cùng thì ánh sáng sẽ đi xuyên qua lớp này và lớp bán dẫn loại p, rồi đến lớp chuyển tiếp p – n, gây ra hiện tượng quang điện trong, giải phóng ra các cặp electron dẫn và lỗ trống. Điện trường ở lớp chuyển tiếp p – n đẩy các lỗ trống về phía bán dẫn loại p và đẩy các electron về phía bán dẫn loại n. Do đó lớp kim loại mỏng ở trên sẽ nhiễm điện dương và trở thành điện cực dương của pin, còn đế kim loại phía dưới sẽ nhiễm điện âm và trở thành điện cực âm.
Pin Mặt Trời đã trở thành nguồn cung cấp điện năng cho các vùng sâu, vùng xa ở nước ta, trên các vệ tinh nhân tạo, con tàu vũ trụ, máy tính bỏ túi,…
Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu của Việt Nam, chiếm 15% GDP quốc gia (25,9 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2017, thu hút 40% tổng số lao động (28,9 triệu người) và nguồn sinh kế chính cho người nghèo (Ngân hàng Thế giới 2019).
Tương tự, vào năm 2020, nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ đóng góp 8-9 tỷ đô la Mỹ (5% GDP) và 5 triệu việc làm (Bộ NN&PTNT 2015). Nhưng phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tập trung ở các tỉnh đồng bằng và ven biển, chiếm 83% tổng sản lượng gạo cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng cũng chiếm lần lượt 70% và 16% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản quốc gia.
Hàng năm, thiên tai gây thiệt hại đáng kể cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Bão làm mất mùa, lũ lụt làm ngập đồng ruộng, gây thiệt hại đến sản lượng và làm chết gia súc, hạn hán và nước dâng do bão gây xâm nhập mặn, gây ảnh hưởng đến đất canh tác. Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, và gây hậu quả trực tiếp, nghiêm trọng tới sinh kế và thu nhập của người dân. Ví dụ, đợt hạn hán năm 2016 đã gây ra xâm nhập mặn nghiêm trọng, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thiệt hại hơn 1,4 triệu héc-ta đất nông nghiệp trên toàn quốc, 22% diện tích lúa trồng (12% sản lượng lúa và 8% GDP nông nghiệp quốc gia), ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của khoảng 3 triệu nông dân.
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt: Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển, Ngân hàng thế giới, 2020)
Câu 109 (NB): Thu hút 40% tổng số lao động (28,9 triệu người) và nguồn sinh kế chính cho người nghèo là vai trò của ngành
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Phân bố đồng đều (H1): Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Phân bố ngẫu nhiên (H2): Là dạng trung gian. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
Phân bố theo nhóm (H3): Là kiểu phân bố phổ biến nhất. Các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.
Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông,...
Kiểu phân bố nào có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể