Vẽ hình theo diễn đạt sau (Vẽ trên cùng một hình)
a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6 cm và trung điểm C của đoạn thẳng đó. Tính độ dài đoạn thẳng CA.
b) Vẽ đường thẳng d cắt đoạn thẳng AB tại điểm C. Trên đường thẳng d lấy hai điểm E và F sao cho điểm C nằm giữa E và F.
c) Điểm C là mút chung của những đoạn thẳng nào?
a) Cách vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm và trung điểm C của đoạn thẳng như sau:
Chọn điểm A bất kỳ, dùng thước thẳng có chia vạch có đơn vị cm và đặt thước sao cho vạch 0 trùng với điểm A.
Tại vạch số 6 cm của thước ta có điểm B và nối A với B ta được đoạn thẳng AB = 6 cm.
Dùng thước có chia vạch chọn điểm giữa đoạn thẳng AB thành hai đoạn bằng nhau ta được điểm C là trung điểm của đoạn AB.
Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB nên CA = CB =
Mà ta có độ dài AB = 6 cm.
Độ dài đoạn thẳng CA là 6 : 2 = 3 cm.
Vậy CA = 3 cm.
b) Đặt thước thẳng tại C sao cho vẽ một đường thẳng bất kỳ nhưng không trùng với đoạn thẳng AB ta được đường thẳng d cắt đoạn thẳng AB.
Lấy điểm E bất kỳ nằm trên đường thẳng d (về phía trên đoạn AB) và F nằm trên tia đối của CE khi đó C nằm giữa hai điểm E và F.
c) Các đoạn thẳng có điểm mút chung C bao gồm CA, CB, CE và CF.
Cho là trung điểm của đoạn thẳng AB. Biết AB = 10 cm, số đo của đoạn thẳng IB là:
Nếu tung đồng xu 17 lần liên tiếp, có 6 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?
Biểu đồ dưới đây biểu diễn số học sinh giỏi hai môn Toán và Văn của các lớp: 6A, 6B, 6C, 6D của một trường THCS.
a) Tính tổng số học sinh giỏi môn Toán của cả 4 lớp.
d) Số học sinh giỏi Toán của lớp 6A nhiều hơn tổng số học sinh giỏi Toán của lớp 6C và 6D là bao nhiêu học sinh?