Đặt P trắng và P đỏ trên lá sắt và đốt bằng đèn cồn theo sơ đồ thí nghiệm dưới đây:
Sau một thời gian, người ta thấy P trắng bốc cháy trong không khí. Thí nghiệm này chứng tỏ
A. khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.
B. khả năng bay hơi của P trắng dễ hơn P đỏ.
C. khả năng bốc cháy của P đỏ dễ hơn P trắng.
D. khả năng bay hơi của P đỏ dễ hơn P trắng.
Chọn đáp án A
Phương pháp giải:
P trắng hoạt động hơn P đỏ (vì P trắng có kiểu mạng phân tử, còn P đỏ có cấu trúc polime)
Giải chi tiết:
Thí nghiệm chứng tỏ khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.
Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3 và CuO. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X và khí Y. Dẫn Y vào nước vôi trong dư thu được kết tủa trắng. Viết các phương trình hóa học và xác định các chất trong X và Y.
Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy % khối lượng của các nguyên tố như sau: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Xác định CTPT của metylơgenol.
Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 11,5. Tính m?
Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít (đktc) khí NO2 duy nhất. Tính V.