Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đốt cháy NH3 trong không khí;
(b) Cho NO tác dụng với O2 ở nhiệt độ thường;
(c) Đốt cháy P trong O2 dư;
(d) Cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Chọn đáp án D
Phương pháp giải:
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có xảy ra sự nhường và nhận e, biểu hiện bằng thay đổi số oxi hóa.
Giải chi tiết:
(a) NH3 + O2 H2O + NO → phản ứng oxi hóa – khử
(b) NO + O2 → 2NO → phản ứng oxi hóa – khử
(c) 4P + 5O2 2P2O5 → phản ứng oxi hóa – khử
(d) 3Cu + 8HNO3 đặc 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO → phản ứng oxi hóa khử
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là 4.
Hòa tan hoàn toàn 2,16 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,224 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
c. Tính số mol HNO3 phản ứng.
Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; NaNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).
– Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
– Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 3V1 lít khí NO.
– Trộn 5 ml dung dịch (3) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?