Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
-
9299 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
A. Kiểm tra Đọc
II. Đọc thầm và làm bài tập
NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN
Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.
Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.
Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. (Trần Viết Lưu)
Ngoài buổi lên lớp về nhà cậu bé Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như?
Đáp án A
Câu 3:
Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu?
Đáp án B
Câu 4:
Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì?
Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình là một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.
Câu 5:
Điều gì đã xuất hiện trong tâm trí của cậu bé “Làng Sen”?
Trong tâm trí của câu bé “Làng Sen” đã xuất hiện sớm tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc.
Câu 6:
Nội dung bài văn ca ngợi điều gì ?
Nội dung: Bài văn ca ngợi về tấm lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc của Bác Hồ.
Câu 8:
Trong câu: “Một cụ già nghiêng đầu, ngước mắt nhìn lên”. Có mấy động từ, đó là những từ nào?
Có 3 động từ: nghiêng, ngước, nhìn.
Câu 9:
Tìm từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”. Đặt câu với từ vừa tìm được
HS có thể tìm 1 trong các từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: vui vẻ, sung sướng, vui sướng, vui mừng, phấn khởi, toại nguyện, mãn nguyện, thoải mái,….
VD: Cả lớp em vui vẻ liên hoan ẩm thực chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Câu 10:
Đặt một câu thể hiện mối quan hệ tăng tiến
VD1: Bạn Minh không những hiền lành mà còn học giỏi nhất lớp.
VD2: Mẹ em không chỉ nấu ăn ngon mà thêu thùa cũng rất giỏi
Câu 11:
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả - Nghe viết
Mùa thảo quả
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ duới đáy rừng.
(Theo Ma Văn Kháng)
- Học sinh viết 90 chữ/ phút đúng tốc độ, đúng cả bài, đúng kĩ thuật, trình bày đẹp nét chữ khá rõ ràng. (2 điểm)
- Nhầm sang tiếng khác, sót tiếng, sai dấu, sai vần, âm đầu, sai 5 lỗi trừ 1 điểm
- Sai lỗi kĩ thuật toàn bài trừ không quá 0,25 điểm.
Câu 12:
II. Tập làm văn
Đề: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ...) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.
- Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả 1 người mà em yêu quý, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)
+ Mở bài (1 điểm): Giới thiệu người định tả.
+ Thân bài (6 điểm):Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm, hoạt động của người được tả.
+ Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về người được tả theo cách kết bài đã học.
- Dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho điểm 8,7,6,5,4,3; 2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp.
Bài mẫu:
Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.
Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.
Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em bị điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.
Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.