Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 6)
-
12773 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
A. Kiểm tra Đọc
Đọc thầm và làm bài tập
MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN
Mùa xuân đã tới.
Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mựa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.
Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.
Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.
Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.
Theo Tô Hoài
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Những cơn mưa nào nhắc đến trong bài là:
Đáp án D
Câu 5:
Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của những loài cây nào?
Các cây : mạ, khoai, cà chua, cây sau sau, cây nhuội, bàng, bằng lăng.
Câu 6:
Em học tập được gì qua cách miêu tả của nhà văn qua bài văn trên?
Cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh.
Câu 8:
Viết hai từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ li ti.
Đồng nghĩa với “li ti”: lí tí, ti tí.
Trái nghĩa với “li ti”: to lớn, khổng lồ.
Câu 9:
Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa chuyển?
Nghĩa gốc: Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Nghĩa chuyển: Cô ấy đã ba mươi cái xuân xanh rồi mà vẫn chưa có chồng.
Câu 10:
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết)
Bài: Kì diệu rừng xanh
(Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu")
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe - viết) một đoạn trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Từ "Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu" (HDH /TV5-T1A)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.25 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn, ... trừ 0,5 điểm toàn bài.
Câu 11:
II. Tập làm văn
Đề bài: Viết bài văn tả cơn mưa rào ở quê em.
Điểm 7: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn.
Điểm 6: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi.
Điểm 5: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi.
Điểm 1- 4: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.
Bài mẫu:
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!