Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 9)
-
10753 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Bài viết:
Chiều
Gió nhè nhẹ bước qua khu rừng đó. Đàn chim giăng giăng bay về tổ. Một vài con tách đàn dang rộng cánh lượn lờ dường như còn nuối tiếc ánh tà dương. Một con thuyền lẻ loi dương buồm trôi theo dòng sông uốn khúc giữa cánh đồng phía bắc khu rừng. Không gian tĩnh mịch. Bỗng từ đâu đó, một giọng sáo vút lên, du dương, trầm bổng, gửi vào không trung một giai điệu dịu dịu, vương vấn chút sầu tư.
Hiểu nội dung bài viết: Tả cảnh đẹp buổi chiều ở khu rừng gió.
Viết đúng các từ: dó, giăng giăng, lượn lờ, giương buồm, tĩnh mịch, vương vấn…
Chú ý phân biệt d/gi.
Câu 2:
II. TẬP LÀM VĂN
Tả một nghệ sĩ hài mà em biết.
Bài tham khảo
Hôm nay sáng thứ bảy, gia đình em đang chờ đón chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài truyền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, một bản nhạc quen thuộc vang lên, tiếp đó một nhóm nghệ sĩ hài lần lượt ra mắt chào khán giả. Cu Bi nhà em kêu lên:
– Cô Vân Dung kia kìa!
Nghệ sĩ hài Vân Dung được cả nhà em yêu thích.
Để chào khán giả, cô đi một vòng quanh sân khấu, dáng cô dong dỏng cao, mềm mại trong bộ áo tứ thân đang bay bay. Đầu tóc vẫn đuôi gà. Nhìn dáng điệu cô ai cũng tức cười. Ô kìa! Hôm nay cô hóa trang trông ngồ ngộ làm sao! Môi và má đỏ choét, dưới cằm có cái mụn ruồi rất to, thì ra cô đang hóa thân trong vai “Thị Mầu lên chùa”.
Thường khi cô diễn em chỉ thấy cô nhập vai bà già hoặc một bà cô cau có khó tính. Nhưng hôm nay trông cô hoàn toàn mới lạ, từ dáng đi, cử chỉ, lời nói đều thể hiện sự đỏng đảnh của một cô gái con quan nhà giàu nhưng éo le thay lại mê một chú tiểu trong chùa.
Những động tác lẳng lơ như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều toát lên sự nhuần nhuyễn, thành thục trong sự nhập vai của cô. Xem cô biểu diễn mà em cứ tưởng như mình đang xem vở chèo “Quan Âm Thị Kính” do cô Vân Quyền biểu diễn. Cả nhà em không ai bảo ai đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ cô. Dương như cô cũng hiểu được điều đó hay sao mà diễn xuất của cô mỗi lúc một uyển chuyển hơn, sinh động hơn. Rồi bất ngờ cô cất lên một điệu chèo nghe thật ngọt tai. Em thật ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên em được nghe cô hát. Không ngờ cô Vân Dung lại hát hay đến thế.
Cô Vân Dung quả là một nghệ sĩ tài ba, bằng diễn xuất của mình cô đã đem lại cho mọi người tiếng cười sảng khoái, những phút thư giãn thật thú vị. Em mong rằng thứ bảy nào cũng được xem cô biểu diễn.
Câu 3:
III. ĐỌC- HIỂU
Đọc thành tiếng: Thái sư Trần Thủ Độ
(SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 15- 16)
Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
Đáp án A
Câu 4:
Cách đối xử của Trần Thủ Độ với người xin chức câu đương thể hiện điều gì?
Đáp án C
Câu 6:
Khi có tên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, thái độ của Trần Thủ Độ như thế nào?
Đáp án C
Câu 8:
IV. LUYỆN TẬP VÀ CÂU
Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong hai câu thơ sau, cho biết đó là loại câu gì?
a. Vì nó ốm, nó không đi làm được.
b. Vì ốm, nó không đi làm được.
a. Vì nó (CN) / ốm (VN), nó (CN) / không đi làm được (VN). (Câu ghép)
b. Vì ốm, nó (CN) /không đi làm được (VN). (Câu đơn)
Câu 9:
Xác định quan hệ từ trong câu ghép sau đây và cho biết câu ghép này thuộc loại nào?
Nếu lớp bạn đứng nhất thì chúng tôi cũng vào hàng thứ hai.
Quan hệ từ có trong câu ghép:
Nếu … thì … biểu hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
Câu 10:
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu ghép sau đây:
Dù ai nói ngả, nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Dù ai (CN) / nói ngả, (VN) / nói nghiêng (VN),
Lòng ta (CN) / vẫn vững như kiềng ba chân (VN).
Câu 11:
Tìm từ đồng âm trong câu ca dao sau và nói lên ý nghĩa của chúng.
Vì cam cho quýt đèo bòng
Vì em nhan sắc cho lòng anh say.
Từ đồng âm: cam, quýt, bòng (bưởi) là cùng họ.
Nhưng đèo bòng lại để nói đến sự đa mang , dùng để nói lời tỏ tình rất tế nhị.