30 đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2022 - Đề 25
-
5401 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đôi khi, có ai đó vô tình bước vào cuộc đời bạn, bạn sẽ không biết trước được người đó sẽ là ai và chỉ đến khi gặp họ, bạn mới biết họ có ý nghĩa quan trọng với bạn như thế nào. Họ giúp bạn nhận ra được mình là ai và người mà bạn muốn trở thành.
Đôi khi có những việc xảy đến với bạn dường như thật đau đớn và quá sức chịu đựng. Nhưng khi vượt qua rồi, bạn mới nhận ra rằng nếu không có những biến cố đó, bạn đã không thể trưởng thành hơn và biết được sức mạnh của chính mình.
Mọi việc xảy ra đều có lý do của nó, không có điều gì là tình cờ hay may mắn cả. Tất cả mọi bệnh tật, mất mát hay những giây phút khó khăn chính là thử thách của cuộc sống. Không có những thử thách này, bạn sẽ không có cơ hội để nhận ra đâu là điều thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với bạn.
Đôi khi, chính những trải nghiệm cay đắng sẽ giúp bạn chiêm nghiệm cuộc sống mình một cách rõ ràng và chính xác hơn. Một thất bại luôn chứa đựng niềm hy vọng. Một sự kết thúc bao giờ cũng đi liền với một sự khởi đầu, nếu bạn nhận ra.
Nếu ai đó làm bạn tổn thương, đau buồn hay làm tan nát trái tim bạn, hãy tha thứ cho họ vì chính họ sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của niềm tin.
Hãy thử nói chuyện với những người trước giờ bạn chưa từng trò chuyện và nên lắng nghe họ một cách chân tình.
Hãy tự nhủ rằng mình là một người vững vàng. Vì nếu bạn không tin vào chính bạn, sẽ rất khó khiến người khác tin vào bạn được. Bạn có thể tạo nên cuộc sống của mình với bất cứ điều gì bạn muốn, và sống trọn vẹn với nó.
Nếu ai đó yêu bạn thật sự, hãy trân trọng tình cảm ấy và mở lòng ra với họ, không chỉ bởi họ yêu bạn, mà còn bởi họ đang giúp bạn biết cảm nhận và nhìn cuộc sống bằng một tâm hồn sâu sắc.
Bạn không bao giờ biết trước điều gì đang chờ đón bạn ngày mai. Hãy sống hết mình cho ngày hôm nay và tin tưởng vào ngày mai cho dù bất kỳ điều gì xảy ra đi nữa.
(Trích Hạt giống tâm hồn (tập 4) - “Từ những điều bình dị”, Nhiều tác giả, dẫn theo kilopad. com)
Theo tác giả văn bản, “biến cố” trong cuộc đời giúp ta điều gì?
Theo tác giả bài viết, “biến cố” trong cuộc đời giúp bạn “trưởng thành hơn và biết được sức mạnh của chính mình”.
Câu 2:
Giải thích ý hiểu của anh/chị về ý kiến: “Nếu ai đó làm bạn tổn thương, đau buồn hay làm tan nát trái tim bạn, hãy tha thứ cho họ vì chính họ sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của niềm tin”?
Khi “Nếu ai đó làm bạn tổn thương, đau buồn hay làm tan nát trái tim bạn” là bởi bạn đã đặt ở họ niềm tin tưởng, bạn hi vọng rằng họ sẽ giữ lời hứa, sẽ yêu thương bạn,... Nghĩa là chính niềm tin mới là cơ nguyên khiến bạn có cảm giác thất vọng. Và sau khi mọi việc đã qua đi, bạn thêm trân trọng những con người đã giữ lời, đã yêu thương,... Chính bạn cũng thêm trưởng thành, cùng cảm nhận rõ hơn giá trị của niềm tin. Vì vậy, hãy tha thứ, hãy bỏ qua lỗi lầm của “ai đó” nếu có thể.
Câu 3:
Nêu tác dụng của phép lặp từ “Đôi khi” trong văn bản?
“Đội khi” được lặp lại ba lần trong văn bản nhằm:
+ Tăng tính liên kết giữa các câu trong văn bản.
+ “Đôi khi nêu lên những hoàn cảnh không phổ biến, chỉ là một tình huống cụ thể nào đó trong cuộc sống, qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh bài viết đang đề cập đến những tình huống không phải là thường xuyên, nhưng có những sức mạnh tác động đến mỗi người.
Câu 4:
Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: Một thất bại luôn chứa đựng niềm hy vọng?
Có nhiều cách trình bày quan điểm cá nhân.
+ Hình thức: 5-7 dòng
+ Nội dung: Nêu quan điểm cá nhân – Bàn luận làm rõ cho quan điểm của mình.
Gợi ý:
“Một thất bại luôn chứa đựng niềm hi vọng”. Cuộc sống không ngừng biến đổi, người thành công sẽ tiếp tục phát triển những dự định của mình. Người thất bại sẽ tiếp tục với những ý tưởng và dự định mới. Như vậy, cho dù đang thành công hay thất bại, ta vẫn có quyền hi vọng - niềm hi vọng về những điều tốt đẹp hơn. Nhưng niềm hi vọng đó chỉ đi cùng với sự nỗ lực và kiên trì. Khi đó, những thất bại sẽ cho người ta kinh nghiệm quý báu. Chỉ có những người không sợ hãi và chùn chân trước những vấp ngã mới tiếp tục bước đi và đến được đích thành công.
Câu 5:
Viết một đoạn văn (200 chữ) bàn luận về: Hành trình của sự trưởng thành.
• Yêu cầu chung:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nếu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
• Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý |
Dẫn dắt |
- Nêu từ khóa: Trưởng thành |
Giải thích |
- Trưởng thành là sự phát triển hoàn thiện đầy đủ về mọi mặt, từ thể chất, trí tuệ, tinh thần. |
|
Phân tích |
- Biểu hiện của con người trưởng thành? - Hành trình trưởng thành và những khó khăn. Hệ thống - Giá trị, ý nghĩa của sự trưởng thành. |
|
Phản biện |
- Sự trưởng thành đồng thời là sự đánh đổi và trả giá? |
|
Liên hệ |
- Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Chuẩn bị cho mình tri thức, sự hiểu biết, chuẩn bị cho mình kỹ năng đầy đủ, chuẩn bị cho mình những mối quan hệ, và cả kinh tế để có thể bước ra ngoài kia. |
Câu 6:
Có ý kiến cho rằng, cả Trương Ba và Chí Phèo đều là những kiếp người bị quyền lực nhào nặn, đẩy đưa vào chốn đường cùng của số phận. Phân tích bi kịch tha hoá của Chí Phèo và Trương Ba để làm sáng tỏ.
• Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
• Yêu cầu cụ thể:
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Dạng bài: Phân tích, liên hệ - Yêu cầu: Dạng đề thi này yêu cầu người viết biết so sánh về hai hình tượng cùng chịu chung bi kịch tha hoá, là dạng đề khó vì phổ kiến thức rộng. Thông qua việc giải đề, người viết sẽ nâng cao được kỹ năng và độ sâu của kiến thức. |
|||
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM |
|||
KIẾN THỨC |
HỆ THỐNG Ý |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
ĐIỂM |
CHUNG |
Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm |
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một tài năng vài nét về nhiều mặt, một nhà văn xuất sắc của văn học nghệ tác giả - tác thuật Việt Nam. Ông sáng tác nhiều thể loại, và ở thể phẩm loại nào cũng gây được tiếng vang. Đặc biệt ở thể loại kịch, ông được đánh giá: Cây bút vàng của sản khấu kịch Việt Nam. Tài năng ấy đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông thảm khốc khi tài năng đương ở độ chín. Quan niệm của Lưu Quang Vũ trong sáng tác đã được ông phát biểu như sau: “Động lực xui giục tôi viết kịch ấy chính là động lực khiến tôi làm thơ.” Đó là khát vọng được bày tỏ, được thể hiện tâm hồn mình vào thế giới xung quanh, để tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến. - Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch hay nhất của Lưu Quang Vũ. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành công một vở kịch nói hiện đại, thể hiện tư tưởng triết lý, ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vở kịch chia làm 7 cảnh, đoạn trích là cảnh cuối cùng. - Nếu như ví văn học dân tộc giống dãy núi non trùng điệp, thì Nam Cao chính là một đỉnh cao trên miền non tản đó. Đoản mệnh trong đời, nhưng tên tuổi Nam Cao sẽ còn sống mãi cùng văn học nghệ thuật, đặc biệt là dấu ấn ông để lại trong trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945. Các tác phẩm của ông vừa rất mực chân thành vừa có một ý vị triết lý, một ý nghĩa khái quát sâu xa. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt vừa sắc lạnh, vừa gân guốc, lại vừa thắm thiết trữ tình. Nhà văn có sở trường trong miêu tả tâm lý con người, nhất là khi đi vào miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế, phức tạp. - Chí Phèo không những là tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp của nhà văn Nam Cao, nó còn xứng đáng là một kiệt tác của văn học giai đoạn đường thời. Một tác phẩm lớn về nhiều mặt dù chỉ chứa đựng trong dung lượng của một truyện ngắn. |
0.5 |
TRỌNG TÂM |
Giải thích ý kiến |
- Những kiếp người bị quyền lực nhào nặn: Ở đây để nói về những tầng lớp thống trị, những bàn tay quyền lực chi phối đến đời sống nhân dân, đặc biệt là với những kẻ thấp cổ bé họng. Họ không có quyền lựa chọn cuộc sống, cách sống. Họ bị chi phối bởi những thế lực lớn mà không cưỡng lại được. - Bi kịch tha hoá: Để nói về sự thay đổi mang ý nghĩa tiêu cực, đó là một quá trình biến đổi và đẩy nhân vật vào chốn bị kịch, đặc biệt là sự xa lánh của mọi người. Muốn quay trở lại cũng không được. |
0.5 |
Bi kịch tha hóa của Trương Ba |
- Trương Ba là một ông lão làm vườn hiền hậu, yêu thiên nhiên cây cỏ, một người cha, người chồng, Trương Ba người ông mẫu mực, một trí tuệ mẫn tiệp. Vì lỗi của Nam Tào, Bắc Đẩu mà bị chết oan. Để sửa sai, đấng nhà trời đã cho ông nhập xác hàng thịt. Hồn một đằng, xác một nẻo. - Trải qua thời gian, Trương Ba dần bị xác thịt làm cho mụ mị, tha hoá, biến đổi đến mức ông ngỡ ngàng, không còn nhận ra chính mình. Màn độc thoại mở đầu đoạn trích giữa Trương Ba và xác hàng thịt đã bật lên sự tha hoá của Trương Ba. - Nếu như trước đây, Trương Ba là một người thanh cao, một con người đứng đắn, thì nay hồn Trương Ba ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng thấp hèn của thân xác: “Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng bên cạnh vợ tối, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...”. Là người có tuổi, lại rất tự trọng, điều đó khiến Trương Ba đau đớn, và khó có thể tha thứ cho bản thân. - Chính hồn đã lâng lâng cảm xúc trước các món ăn dung tục “tiết canh, cổ hũ, khẩu đuối”. Những món ăn của phường đồ tể nay lại khiến một con người thanh đạm thích thú, đó là điều khó có thể chấp nhận. - Trương Ba từ một người cha mẫu mực, luôn khuyên dạy con những điều hay lẽ phải, thì giờ trở thành con người thô lỗ, phũ phàng. Khi khuyên thằng con đi vào con đường ngay thẳng không được, ông đã nổi giận “tát thằng con toé máu mồm, máu mũi”, trong cái tát nảy lửa đó, có sự góp sức của bàn tay đồ tể. Và cả tính cách đồ tể nữa. - Một chi tiết thêm để nói về sự tha hóa của Trương Ba trong cuộc đối thoại với đứa cháu gái. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Hay nói cách khác, ông Trương Ba làm vườn khéo léo nay còn đâu, chỉ còn con người thô vụng, đụng đâu hỏng đó. - Dần dần, Trương Ba bị xa lánh, bị người thân cư tuyệt. Ông đau khổ vì đánh mất chính mình. Tìm đến Đế Thích, ông chọn cái chết để được giải thoát. |
1.5 |
|
|
Bi kịch tha hóa của Chí Phèo |
- Chí Phèo vốn là anh nông dân chất phác và lương. hoá của Chí thiện. Chú giàu lòng tự trọng, biết ghét những gì mà Phèo người ta cho là đáng khinh, Chí cũng như bao con người khác, anh cũng có ước mơ giản dị: “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. - Thế nhưng, trước sự ghen tuông của Bá Kiến, Chí đã bị đẩy vào nhà tù thực dân. Nhà tù thực dân đã phát huy tác dụng. Ra tù, Chí Phèo mang bộ mặt gớm ghiếc, biểu hiện của sự thay đổi về nhân hình (bước đầu tiên của quá trình tha hóa): “Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng lớn, cái mặt thì đen mà rất công câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ống tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”. Anh Chí - anh canh điền khỏe mạnh, lành như đất, mỗi lúc bóp chân cho bà Ba lại xấu hổ, đỏ mặt đã không còn một chút bóng dáng nào trong cái bộ dạng ấy. - Chí Phèo về làng tức là được trả lại quyền công dân, được về với con người nhưng oái ăm thay Chí lại hoàn toàn lạc loài, hoàn toàn xa lạ. Hắn không chỉ thay đổi về nhân hình mà còn thay đổi cả nhân tính. - Lần đầu sau khi ra tù, Chí đến Bá Kiến với ý định trả thù. Nhưng ý đồ ấy còn mơ hồ và nhanh chóng bị đánh gục trước sự xảo quyệt của cụ Bá. Song, tội ác của Bá Kiến còn lớn hơn khi hắn đấy con người này xuống hàng thú vật, biến Chí Phèo thành công cụ của mình. Đến nhà Bá Kiến lần thứ hai với bộ dạng liều lĩnh và gàn dở, Chí Phèo đã rơi vào sách lược “dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò” của Bá Kiến. Từ đây, Chí Phèo trượt dài trên dốc tha hoá và hắn bị đẩy hắn ra khỏi xã hội loài người. Hắn quên cả cuộc đời của chính hắn, không còn ý thức về sự tồn tại trong không gian, thời gian. - Cuối cùng, con quỷ dữ đã chết trong sự ghẻ lạnh của mọi người, Chí dù đã thức tỉnh và khao khát lương thiện, nhưng xã hội không chấp nhận hắn. Hắn bị đẩy đến chỗ cùng đường tuyệt lộ. |
1.5 |
|
Bàn luận đánh giá |
- Có thể nói, cả hai nhân vật đều là những nạn nhân khốn khổ, bị tầng lớp thống trị thao túng, đưa đẩy, dẫn dắt cuộc đời. Và bằng ngoại cảnh mới, môi trường mới, tiếp xúc với những điều xấu xa, họ bị tha hoá, rồi đánh mất chính mình. - Bản chất của hai nhân vật đều thiện lương, và phần người đó đã đánh thức họ, khiến cả hai quyết định không thể sống tiếp cuộc sống không phải chính mình đó. Không thể chấp nhận được con người hiện tại đó. - Thế nhưng, với Chí Phèo, kết thúc của hắn thật đau đớn, bởi hắn không nhận được sự cảm thông, và sẽ chia. Hơn thế nữa, hắn chết, nhưng hiện tượng Chí Phèo còn tiếp diễn, nghĩa là một bi kịch vòng lặp lại tái diễn. - Còn với Trương Ba, chấp nhận cái chết, thật ra đó là một cái kết có hậu, bởi vì Trương Ba chết để được là chính mình. Chỉ khi được là chính mình, mới có hạnh phúc. Và Trương Ba, ông Trương Ba hiền hậu còn sống mãi trong trái tim người thân, gia đình ông, như một tấm gương về đạo đức sống. |
0.75 |
Bài làm mẫu:
Tha hóa được hiểu là đánh mất giá trị, bản chất thông thường vốn có. Chúng ta vẫn quen dùng hai chữ ấy để chỉ những gì thuộc về con người và các hoạt động của con người, liên quan đến chủ thể con người, theo hướng chẳng tốt đẹp gì. Do những nguyên nhân khác nhau, cả Chí Phèo và Trương Ba, hai nhân vật trung tâm trong hai tác phẩm đều rơi vào bị kịch tha hóa đau đớn. Nam Cao và Lưu Quang Vũ đã chấp nhận đặt nhân vật – đứa con tinh thần và dòng xoáy nghiệt ngã của số phận, để các nhân vật nếm trải những nỗi đau đớn liên tiếp, cái sau nghiệt ngã hơn cái trước, từ đó mà bật lên được thông điệp, giá trị sâu sắc của tác phẩm. Bàn về hai nhân vật ấy, có ý kiến cho rằng, cả Trương Ba và Chí Phèo đều là những kiếp người bị quyền lực nhào nặn, đẩy đưa vào chốn đường cùng của số phận.
Nhắc đến Lưu Quang Vũ là nhắc đến một tài năng nhiều mặt, một nhà văn xuất sắc của văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông sáng tác nhiều thể loại, và ở thể loại nào cũng gây được tiếng vang. Đặc biệt ở thể loại kịch, ông được đánh giá là cây bút vàng của sân khấu kịch Việt Nam. Tài năng ấy đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông thảm khốc khi tài năng đương ở độ chín. Quan niệm của Lưu Quang Vũ trong sáng tác đã được ông phát biểu như sau: "Động lực xui giục tôi viết kịch ấy chính là động lực khiến tôi làm thơ." Đó là khát vọng được bày tỏ, được thể hiện tâm hồn mình vào thế giới xung quanh, để tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch hay nhất của Lưu Quang Vũ. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành công một vở kịch nói hiện đại, thể hiện tư tưởng triết lý, ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vở kịch chia làm 7 cảnh, đoạn trích là cảnh cuối cùng.
Còn nhắc đến Nam Cao, là nhắc đến một nhà văn đoản mệnh trong đời, nhưng tên tuổi Nam Cao sẽ còn sống mãi cùng văn học nghệ thuật, đặc biệt là dấu ấn ông để lại trong trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945. Các tác phẩm của ông vừa rất mực chân thành vừa có một ý vị triết lý, một ý nghĩa khái quát sâu xa. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt vừa sắc lạnh, vừa gân guốc, lại vừa thắm thiết trữ tình. Nhà văn có sở trường trong miêu tả tâm lý con người, nhất là khi đi vào miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế, phức tạp. Chí Phèo không những là tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp của nhà văn Nam Cao, nó còn xứng đáng là một kiệt tác của văn học giai đoạn đương thời. Một tác phẩm lớn về nhiều mặt dù chỉ chứa đựng trong dung lượng của một truyện ngắn.
Không phải vô cớ hay thiếu căn cứ mà khi nhìn nhận hai tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt và Chí Phèo, một nhà phê bình đã đưa ra nhận định: "Cả Trương Ba và Chí Phèo đều là những kiếp người bị quyền lực nhào nặn, đẩy đưa vào chốn đường cùng của số phận." Những kiếp người bị quyền lực nhào nặn có thể hiểu là bàn về những tầng lớp thống trị, những bàn tay quyền lực chi phối đến đời sống nhân dân, đặc biệt là với những kẻ thấp cổ bé họng. Họ không có quyền lựa chọn cuộc sống, cách sống. Họ bị chi phối bởi những thế lực lớn mà không cưỡng lại được. Còn bị kịch tha hoá để nói về sự thay đổi mang ý nghĩa tiêu cực, đó là một quá trình biến đổi và đẩy nhân vật vào chốn bị kịch, đặc biệt là sự xa lánh của mọi người. Muốn quay trở lại cũng không được. Trương Ba và Chí Phèo đều là những kẻ như thế..
Trương Ba là một ông lão làm vườn hiền hậu, yêu thiên nhiên cây cỏ, một người cha, người chồng, người ông mẫu mực, một trí tuệ mẫn tiếp. Vì lỗi của Nam Tào, Bắc Đẩu mà bị chết oan. Để sửa sai, đấng nhà trời đã cho ông nhập xác hàng thịt. Hồn một đằng, xác một nẻo. Trải qua thời gian, Trương Ba dần bị xác thịt làm cho mụ mị, tha hoá, biến đổi đến mức ông ngỡ ngàng, không còn nhận ra chính mình. Màn độc thoại mở đầu đoạn trích giữa Trương Ba và xác hàng thịt đã bật lên sự tha hoá của Trương Ba.
Nếu như trước đây, Trương Ba là một người thanh cao, một con người đứng đắn, thì nay hồn Trương Ba ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng thấp hèn của thân xác: “Khi ông bên nhà tôi... Khi ông đóng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...”. Là người có tuổi, lại rất tự trọng, điều đó khiến Trương Ba đau đớn, và khó có thể tha thứ cho bản thân. Chính hồn đã lâng lâng cảm xúc trước các món ăn dung tục “tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi”. Những món ăn của phường đồ tể nay lại khiến một con người thanh đạm thích thú, đó là điều khó có thể chấp nhận.
Trương Ba từ một người cha mẫu mực, luôn khuyên dạy con những điều hay lẽ phải, thì giờ trở thành con người thô lỗ, phũ phàng. Khi khuyên thằng con đi vào con đường ngay thắng không được, ông đã nổi giận “tát thằng con toé máu mồm, máu mũi”, trong cái tát nảy lửa đó, có sự góp sức của bàn tay đồ tể. Và cả tính cách đồ tể nữa. Một chi tiết thêm để nói về sự tha hóa của Trương Ba trong cuộc đối thoại với đứa cháu gái. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái điều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Hay nói cách khác, ông Trương Ba làm vườn khéo léo nay còn đâu, chỉ còn con người thô vụng, đụng đầu hỏng đó. Dần dần, Trương Ba bị xa lánh, bị người thân cự tuyệt. Ông đau khổ vì đánh mất chính mình. Tìm đến Đế Thích, ông chọn cái chết để được giải thoát.
Còn với Chí Phèo, hắn vốn là anh nông dân chất phác và lương thiện. Chú giàu lòng tự trọng, biết ghét những gì mà người ta cho là đáng khinh, Chí cũng như bao con người khác, anh cũng có ước mơ giản dị: “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
Thế nhưng, trước sự ghen tuông của Bá Kiến, Chí đã bị đẩy vào nhà tù thực dân. Nhà tù thực dân đã phát huy tác dụng. Ra tù, Chí Phèo mang bộ mặt gớm ghiếc, biểu hiện của sự thay đổi về nhân hình (bước đầu tiên của quá trình tha hóa): “Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hơn, cái mặt thì đen mà rất căng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trong gớm chết!”. Anh Chí - anh canh điền khỏe mạnh, lành như đất, mỗi lúc bóp chân cho bà Ba lại xấu hổ, đỏ mặt đã không còn một chút bóng dáng nào trong cái bộ dạng ấy. Chí Phèo về làng tức là được trả lại quyền công dân, được về với con người nhưng oái ăm thay Chí lại hoàn toàn lạc loài, hoàn toàn xa lạ. Hắn không chỉ thay đổi về nhân hình mà còn thay đổi cả nhân tính.
Lần đầu sau khi ra tù, Chí đến Bá Kiến với ý định trả thù. Nhưng ý đồ ấy còn mơ hồ và nhanh chóng bị đánh gục trước sự xảo quyệt của cụ Bá. Song, tội ác của Bá Kiến còn lớn hơn khi hắn đẩy con người này xuống hàng thú vật, biến Chí Phèo thành công cụ của mình. Đến nhà Bá Kiến lần thứ hai với bộ dạng liều lĩnh và gàn dở, Chí Phèo đã rơi vào sách lược “dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò” của Bá Kiến. Từ đây, Chí Phèo trượt dài trên dốc tha hoá và hắn bị đẩy hẳn ra khỏi xã hội loài người. Hắn quên cả cuộc đời của chính hắn, không còn ý thức về sự tồn tại trong không gian, thời gian. Cuối cùng, con quỷ dữ đã chết trong sự ghẻ lạnh của mọi người, Chí dù đã thức tỉnh và khao khát lương thiện, nhưng xã hội không chấp nhận hắn. Hắn bị đẩy đến chỗ cùng đường tuyệt lộ.
Có thể nói, cả hai nhân vật đều là những nạn nhân khố khổ, bị tầng lớp thống trị thao túng, đưa đẩy, dẫn dắt cuộc đời. Và bằng ngoại cảnh mới, môi trường mới, tiếp xúc với những điều xấu xa, họ bị tha hoá, rồi đánh mất chính mình. Bản chất của hai nhân vật đều thiện lương, và phần người đó đã đánh thức họ, khiến cả hai quyết định không thể sống tiếp cuộc sống không phải chính mình đó. Không thể chấp nhận được con người hiện tại đó.
Thế nhưng, với Chí Phèo, kết thúc của hắn thật đau đớn, bởi hắn không nhận được sự cảm thông, và sẻ chia. Hơn thế nữa, hắn chết, nhưng hiện tượng Chí Phèo còn tiếp diễn, nghĩa là một bi kịch vòng lặp lại tái diễn. Còn với Trương Ba, chấp nhận cái chết, thật ra đó là một cái kết có hậu, bởi vì Trương Ba chết để được là chính mình. Chỉ khi được là chính mình, mới có hạnh phúc. Và Trương Ba, ông Trương Ba hiền hậu còn sống mãi trong trái tim người thân, gia đình ông, như một tấm gương về đạo đức sống.
Có lẽ không sai khi nói rằng bi kịch lớn nhất của đời người đó là bi kịch tha hóa. Bởi khi con người biến chất, thay đổi theo chiều hướng tích cực sẽ trở thành xấu xí, méo mó trong mắt tất cả mọi người và mãi không còn có thể trở về là chính mình. Xin thay lời kết bằng nhận định của nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Có một số khá đông con người bây giờ đang sống trong một cái thế rất chông chênh giữa một câu nói lịch sử và một câu nói gắt bắn (...). Và trong từng con người luôn luôn có tiếng gọi thì thầm “Đừng nói thế, đừng làm thế!” Rồi lại một lời thúc giục khác: “Cứ nói bừa đi! Cứ làm bừa đi!”. Nam Cao, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Minh Châu đã rung chuông thức tỉnh mỗi con người chúng ta. Bởi nhiều khi chúng ta vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm nhưng ít khi chúng ta thành quan tòa của chính mình. Trong một cơn say, Tự Lãng đã hỏi Chí Phèo: “Con người ta đứng lên bằng cái gì”. Lời giải đáp tùy thuộc vào bản lĩnh và hoàn cảnh của mỗi con người. Có điều, ngã xuống ở đâu thì nên đứng lên ở đó!