IMG-LOGO

Đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 13)

  • 8941 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn với những đối tượng nào?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc tìm ý. 

Cách giải: 

Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn với: 

- Những cánh sẻ nâu 

- Mẹ 

- Tuổi sinh thành 

- Trò chơi tuổi nhỏ 

- Dấu chân bấm mặt đường xa 


Câu 3:

Nêu hiệu quả của phép lặp cú pháp được sử dụng trong đoạn trích. 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Cú pháp: Biết ơn (đối tượng)…(đã ảnh hưởng như thế nào tới nhân vật trữ tình). 

=> Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo nhịp điệu, nhấn mạnh, khẳng định, khắc sâu nội dung về đối  tượng và tầm ảnh hưởng đối với cuộc đời nhân vật trữ tình, thể hiện tình cảm của tác giả. Mỗi đối tượng nêu  ra dù nhỏ bé (con sẻ, trò chơi chuyền, dấu chân), và tuổi mụ đã làm cho nhân vật thêm yêu tuổi thơ, yêu năm  tháng tuổi trẻ, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những thành quả người trước để lại. 


Câu 4:

Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

HS trình bày thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân và đưa ra kiến giải hợp lý. 

Gợi ý: 

- Thông điệp ý nghĩa nhất là sự biết ơn dành cho những thứ đơn giản quanh ta. 

Cuộc sống của chúng ta luôn có nhiều bộn bề, lo lắng. Không phải ai cũng có thể tìm thấy giá trị của cuộc  sống thông qua những điều gần gũi, giản dị xung quanh ta. Hạnh phúc của mỗi chúng ta đơn giản lắm khi mà  chỉ cần một bữa cơm gia đình có đủ thành viên cũng làm cho mọi người vui và thấy thật ấm áp. Giá trị cuộc  sống chính là những điều bình thường, giản dị mà nhiều khi khiến chúng ta lãng quên nói. Điều giản dị đó có  thể là những dòng tin nhắn, những cuộc gọi ngắn của người thân gọi hỏi thăm thấy tình yêu thương của chúng  ta lại ùa về lúc nào không hay. Nhưng nhiều người lại thờ ơ, lãng quên điều đó, mà thay vào đó đi tìm những  thứ hào nhoáng, những điều viển vông mà không hề nhận ra nó luôn bên ta chứ đâu xa. 


Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  của anh/chị về giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống. 

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống.

 - Phân tích, lí giải, tổng hợp.  

Cách giải: 

* Yêu cầu: 

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

  1. Giải thích: Những điều giản dị là những điều không cầu kì, không hào nhoáng. Đó còn là những điều gần gũi, bình din xung quanh chúng ta.
  2. Phân tích, chứng minh:  

- Trong cuộc sống, những điều bình thường nhưng mang ý nghĩa lớn lao đều là những thứ đáng được trân  trọng.  

- Có hàng ngàn cách để con người chúng ta thể hiện tình yêu thương, lòng tử tế của mình với người khác qua  những điều bình thường. (dẫn chứng minh họa) 

- Trong những hoàn cảnh khó khăn thử thách thì những điều bình thường nhưng thiêng liêng, giản dị ấy lại  càng có ý nghĩa hơn.  

- Thời kỳ dịch bệnh Covid-19: rất nhiều những câu chuyện ấm áp tình người về phát khẩu trang miễn phí, phát  gạo miễn phí,....  

- Giúp ta cảm nhận được cuộc sống muôn hình muôn trạng này. 

- Góp phần tạo nên sức mạnh cộng đồng vượt qua những chông gai và thử thách. 

- Sống giản dị cần phân biệt với ki bo, tiết kiệm thái quá dẫn đến không thể tận hưởng cuộc sống.

3. Bài học: 

Biết ơn những điều bình thường giản dị, cho đi yêu thương nhiều hơn, lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng.


Câu 6:

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở  trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng màu hè sáng lóa xói và hai con  mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗngvừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái  gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng.  Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai  cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã  hót sạch. 

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi  từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm  thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia  đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng  phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận  phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần  tu sửa lại căn nhà. 

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, tr.30) 

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét về sự thay đổi  của nhân vật Tràng trong đoạn trích. 

Xem đáp án

Phương pháp:  

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng của Tràng, sự thay đổi của nhân vật Tràng.

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. 

Cách giải: 

  1. Mở bài

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng  của nhà thơ. 

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Vợ nhặt”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Giới thiệu về đoạn trích và nhân vật Tràng. 

  1. Thân bài 
  2. Giới thiệu nhân vật Tràng 

* Chân dung, lai lịch: 

- Lai lịch: dân ngụ cư – tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác  ⟶ bị kì thị, phân biệt, đối xử. 

+ Không được chia ruộng đất. 

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

 + Không được tham gia sinh hoạt bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã. 

- Gia cảnh: nghèo. 

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm. 

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê. 

- Chân dung ngoại hình: 

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều. 

+ Hai bên quai hàm bạnh ra. 

+ Thân hình to lớn vập vạp. 

+ Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ. 

+ Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch. 

=> Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm 

=> Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ. 

* Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt”vợ: 

- Xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh” - Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh. 

- Từ lời nói đùa của Tràng, thị theo về thật. 

  1. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên 

* Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình: 

- Tràng tỉnh dậy muộn ⟶ trong người cảm thấy dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra

=> Tâm trạng ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ. 

- Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ:

+ Nhà cửa được dọn sạch sẽ hẳn. 

+ Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

=> Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc: 

+ Thấm thía cảm động 

+ Bỗng thấy thương yêu, gắn bó 

+ Vui sướng, phấn chấn 

=> Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. 

=> Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà. 

=> Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình. 

=> Có lẽ chính những hạnh phúc khi có một gia đình khiến Tràng có những khát khao đổi đời ở phần cuối  truyện. Tràng bắt đầu quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội; hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới lần khuất,  ẩn hiện trong tâm trí Tràng. Đó là dấu hiệu của một tương lai tươi sáng. 

  1. Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích: 

*Tràng ý thức được hạnh phúc, trách nhiệm của mình 

- Tràng ngạc nhiên vì mọi thứ xung quanh đều thay đổi, trở nên gọn gàng, tinh tươm hơn: nhà cửa sân vườn  đều được quét dọn sạch sẽ, những chiếc quần áo rách như tổ đỉa đã được mang ra phơi, hai cái ang nước đã  được gánh đổ đầy, đống bùn đã được hót đi sạch sẽ, mẹ và vợ hắn thì đang giẫy cỏ, người thì quét sân.

- Tràng thấy cảm động và thấy mình yêu cái nhà này hơn -> ý thức được hạnh phúc

- Tràng thấy mình "nên người": 

+ Thấy mình trưởng thành. 

+ Có thay đổi lớn về tinh thần. 

- Hành động "xăm xăm chay ra giữa sân": Chỉ một từ láy "xăm xăm" mà gợi lên biết bao điều hăm hở, háo  hức của Tràng trong từng bước chân chạy ra sân. Tràng tìm đến hạnh phúc và điều quan trọng hơn chính là  Tràng tự ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình. 

=> Có thể coi đây là bước ngoặt trong cuộc đời của Tràng. Từ khi nhặt được vợ, nhân vật Tràng đã có sự biến  đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Hành động nhanh, mạnh, quyết định, thể hiện sự chủ động của Tràng. Hành  động này là sự thay đổi tính cách và số phận của Tràng. Từ một con người đau khổ sang một con người hạnh  phúc, từ một con người ngây dại thàn một con người có ý thức. Thế tức là Tràng đã được phục sinh tâm hồn  nhờ có vợ. 

* Nghệ thuật: 

- Khả năng khám phá và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình. 

- Sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất tự nhiên, đưa ngông ngữ đời sống của người dân vào trang văn. Vì  vậy nhân vật hiện lên chân thực, sống động. 

III. Kết bài: 

- Khái quát lại sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng và con người của nhân vật Tràng trong đoạn trích, nghệ  thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân. 

- Nêu cảm nhận của bản thân.


Bắt đầu thi ngay