Đề kiểm tra 45 phút Lịch sử 11 có đáp án (Mới nhất) - Đề số 4
-
777 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1922), chủ trương và phương pháp đấu tranh của M.Gan-đi là
Chọn đáp án B.
Câu 2:
Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?
Chọn đáp án B.
Câu 3:
Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?
Chọn đáp án B.
Câu 5:
Chọn đáp án A.
Câu 6:
Cho các nhận định sau:
1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
Chọn đáp án D.
Câu 7:
Phân tích các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân, đế quốc phương Tây (trừ Mĩ) suy yếu, khủng hoảng về kinh tế và mất ổn định về chính trị.
=> Tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nổi dậy đấu tranh.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
=> Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh giành độc lập.
- Sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế:
+ Cao trào đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản Âu – Mĩ trong những năm 1918 – 1923, mà đỉnh cao là sự ra đời của nhà nước cộng hòa Xô viết ở Đức, Hung-ga-ri,...
+ Sự ra đời và hoạt động tích cực của Quốc tế Cộng sản (1919).
+ Sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở nhiều quốc gia trên thế giới.
=> Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh; góp phần tích cực vào sự phát triển của khuynh hướng vô sản trong phong trào yêu nước, cách mạng của các nước Đông Nam Á.
* Nhân tố chủ quan
- Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản châu Âu (dù là nước thắng trận hay là nước bại trận đều phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.
+ Để khắc phục hậu quả chiến tranh, các nước thực dân, đế quốc đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân trong nước và thực hiện khai thác, bóc lột nhân dân thuộc địa.
=> Chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân, đế quốc phương Tây đã làm gay gắt thêm mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nổi dậy đấu tranh.
Câu 8:
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh.
- Để lại những hậu quả nặng nề, gây tổn thất lớn về người và của.
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi cuốn hơn 1,5 tỉ người vào vòng khói lửa; khiến hơn 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương; nhiều thành phố, làng mạc, đừng xá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy; số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại: 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
- Mang tính chất của một cuộc chiến tranh phi nghĩa.
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai: giai đoạn đầu (tháng 9/1939 – tháng 6/1941) là chiến tranh phi nghĩa; từ tháng 9/1941, tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.
- Sau chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn được hình thành.
+ Trật tự hai cực I-an-ta được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Khác nhau
- Phe tham chiến:
+ CTTG thứ nhất: phe Liên Minh – phe Hiệp ước
+ CTTG thứ hai: phe phát xít – phe Đồng minh
- Thành phần các nước tham chiến:
+ CTTG thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa
+ CTTG thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)
- Phạm vi, quy mô
+ CTTG thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.
+ CTTG thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia; Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.
- Tính chất
+ CTTG thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
+ CTTG thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.