Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 13)
-
3290 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
RỪNG GỖ QUÝ
Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vàng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:
- Ông lão đến đây có việc gì?
- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!
- Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra!
Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiến lại căn dặn:
- Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!
Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn... Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.
Truyện cổ Tày - Nùng
Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì? (0,5đ)
Chọn đáp án C.
Câu 2:
Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh? (0,5đ)
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? (0,5đ)
Chọn đáp án C.
Câu 6:
Chọn đáp án B.
Câu 8:
Các vế trong câu “Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra.” được nối với nhau bằng cách nào? (0,5đ)
Chọn đáp án D.
Câu 10:
Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1đ)
Câu 11:
Em hãy tả đồ vật mà em yêu thích nhất.
Hằng ngày em vẫn đến trường bằng cái xe đạp cũ. Chiếc xe đạp ấy là của chị Huệ em đã dùng trong suốt những năm học cấp 2. Nay chị Huệ đã lên lớp 10, chị cho em chiếc xe đạp ấy. Bố em bảo "Con đi tạm chiếc xe này một vài năm. Bao giờ con lên cấp 2 bố sẽ mua cho con cái xe khác".
Chiếc xe của em được mặc chiếc áo màu đỏ mới đẹp làm sao! Nó là chiếc mi ni Nhật, bố em bảo đây là kiểu xe đạp nữ nên rất phù hợp với dáng con gái chúng em. Xe đã cũ nên có một chút vết xước. Mỗi vết xước ấy chắc có sự tích của nó nhưng em không biết. Khung xe có một thanh võng xuống, trông rất điệu. Đầu xe là hai tay lái trông y như hai cái sừng con hươu cong cong. Cái yên xe tuy cũ nhưng vẫn còn êm lắm. Cái đèo hàng đằng sau bằng sắt trắng, chị em vẫn dùng để cặp sách mỗi khi tới trường, nay không hiểu vì sao nó bị rụng mất một thanh dọc. Lốp xe cũng đã mòn. Hôm trước trời mưa, sợ đường trơn, bố em đã định thay chiếc lốp mới như em
vẫn cố đi, vì tin vào tay lái lụa của mình. May mà không có chuyện gì xảy ra. Nan hoa cũng bị gãy một cái nhưng vành không bị đảo, xe vẫn đi tốt vì em không béo như chị Huệ. Bộ xích líp được dấu kín trong hộp, nó không kêu "tách, tách'' như xe mới của các bạn.
Chiếc xe tuy cũ nhưng đi rất bon. Có lần, em chủ quan không kiểm tra lại phanh, xe bon quá, nên khi xuống dốc, xe đứt phanh làm em ngã ra đường. Lúc về nhà em rất lo lắng. Bố em bảo: "Hay là từ mai bố đưa con đi học vậy?". Em phải nói mãi bố mới yên tâm và lại cho em đi xe đến trường. Từ đấy, trước khi đi đâu, em đều kiểm tra lại xe cho cẩn thận. Mỗi khi đi học về, em lại lau chùi sạch xe rồi mới dắt con ngựa sắt đó vào nhà.
Tuy nhà em đến trường hơi xa, nhờ có con ngựa sắt thân thiết này em vẫn đi học đúng giờ. Bây giờ, nhà em chưa có điều kiện mua xe mới, chiếc xe đạp tuy đã cũ nhưng đối với em là một vật quý giá. "Của bền tại người", bố em bảo thế. Em sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc xe, người bạn thân thiết của em.