Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 - Đề 02 có đáp án
-
617 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân...Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trỉa nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2:
Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm là như thế nào?
- Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm:
+ Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hướng tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách.
+ Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi.Câu 3:
Tìm phó từ trong câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.
Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi.
- Phó từ :
+ những, đi kèm với danh từ bông hoa, chỉ số lượng.
+ có thể, đi kèm với động từ nở, bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng.
+ được, bổ sung ý nghĩa về kết quả.
+ cũng, bổ sung ý nghĩ về mặt tiếp diễn.
+ sẽ, đi kèm với động từ vặt, bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian.Câu 4:
Dự đoán kết quả của hai hạt mầm trong câu chuyện trên.
Câu 5:
Trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.
- HS trình bày được suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ sau khi đọc văn bản
Yêu cầu:
- Đảm bảo thể thức yêu cầu.
- Đảm bảo nội dung theo yêu cầu.Câu 6:
Viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một hoạt động hay trò chơi mà em biết.
Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn thuyết minh, đảm bảo bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, cô đọng, kết hợp miêu tả sinh động hấp dẫn.
Mở bài:
- Giới thiệu hoạt động hay trò chơi mà em biết.
Thân bài:
HS có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi theo một trật tự nhất định:
+ Miêu tả cách chơi (quy tắc).
+ Miêu tả luật chơi.
+ Nêu tác dụng của trò chơi.
+ Nêu ý nghĩa của trò chơi.
Kết bài:
- Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động/ trò chơi đó.
* Biểu điểm chung:
- Điểm 5: Đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn thuyết minh; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 3, 4: Đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn thuyết minh, đảm bảo bố cục đủ mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn thuyết minh, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.