Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Văn Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (8 đề)

Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (8 đề)

Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 8)

  • 1324 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc đoạn trích:

Warren Buffet từng nói: “Không bao giờ có ai giống bạn”. Một ý tưởng rất thâm thúy. Một con người khôn ngoan. Không bao giờ có ai giống như tôi. Và không bao giờ có ai giống như bạn. Sẽ có người cố gắng bắt chước cách bạn suy tư, nói năng, hành động. Nhưng dù cố gắng hết sức họ cũng chỉ đứng hàng thứ hai mà thôi. Vì bạn là duy nhật. Một bản thể duy nhất tồn tại hôm nay. Giữa hàng tỉ người khác. Hãy dừng lại và suy nghĩ về điều này. Bạn chợt nhận ra rằng mình đặc biệt. Và không thể có ai tranh giành được.

Thế thì hôm nay, bạn làm gì khi bước vào thế giới cần những con người thể hiện vượt trội trong cuộc sống từ trước đến giờ? Bạn đã bộc lộ hết mọi khả năng tiềm ẩn chưa? Bạn có là chính mình? Hãy tự hỏi. Bởi vì không còn lúc nào thể hiện chính mình tốt hơn lúc này. Và nếu không phải bây giờ thi khi nào? Tôi nhớ đến lời của triết gia Herodotus: “Thà chấp nhận rủi ro phải gánh chịu một nửa những chuyện xấu mà ta từng dự đoán trước, còn hơn giữ mãi sự vô danh hèn nhát vì sợ những điều có thể xảy ra”. Một lời nói tuyệt đẹp.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Xem đáp án

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.


Câu 2:

Anh/chị hiểu câu nói: “Không bao giờ có ai giống bạn” thế nào?

Xem đáp án

- Câu nói: “Không bao giờ có ai giống bạn” được hiểu:

+ Bản thân chúng ta là một bản thể độc lập và duy nhất, không ai có thể giống như mình, hay bắt chước để giống như mình từ suy nghĩ đến hành động, cách nói năng hay ngoại hình...

 + Qua đó, tác giả muốn chúng ta phải biết trân trọng bản thân


Câu 3:

Nêu hiệu quả nghệ thuật của các câu hỏi tu từ trong các câu sau:  Thế thì hôm nay, bạn làm gì khi bước vào thế giới cần những con người thể hiện vượt trội trong cuộc sống từ trước đến giờ? Bạn đã bộc lộ hết mọi khả năng tiềm ẩn chưa? Bạn có là chính mình?

Xem đáp án

Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ:

- Tạo giọng điệu suy tư, trăn trở, khơi gợi sự suy ngẫm của bạn đọc

- Nhấn mạnh việc cần phát huy năng lực, khơi gợi khả năng bản thân để làm nên những điều kì diệu

- Qua đó ta thấy được những suy ngẫm của tác giả về vấn đề khẳng định bản thân của mỗi người


Câu 4:

Câu nói: “Thà chấp nhận rủi ro phải gánh chịu một nửa những chuyện xấu mà ta từng dự đoán trước, còn hơn giữ mãi sự vô danh hèn nhát vì sợ những điều có thể xảy ra” gợi cho anh chị suy nghĩ gì?

Xem đáp án

Câu nói trên đã gợi cho em những suy ngẫm về cách sống của chính mình. Chúng ta thà chấp nhận rủi ro còn hơn là sống một đời hèn nhát, không dám dấn thân, không dám là chính mình. Khi ta hèn nhát như vậy, cuộc đời ta sẽ chỉ là những ngày tháng nhạt nhòa vô nghĩa lí. Điều tuyệt vời nhất là ta dám vượt qua những mặc cảm, rào cản, không ngại khó, ngại khổ để khơi gợi khả năng tiềm tàng của bản thân.


Câu 5:

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về việc ý thức là chính mình của giới trẻ hiện nay.

Xem đáp án

*Mở đoạn: Khi con người hiểu rõ về bản thân mình, sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công có đến với họ hay không. Điều đó như đánh thức suy nghĩ là chính mình trong chúng ta, đặc biệt là giới trẻ ngày nay.

*Thân đoạn: 

1. Giải thích

+ “Chính mình” là sống đúng với tính cách, con người, suy nghĩ, sở thích của mình; Sống thật với những gì tự nhiên vốn có, không gò ép, không áp đặt, không sống để làm vui lòng hay chiều theo ý của người khác.

+ “Ý thức là chính mình” nghĩa là bản thân mình phải hiểu, phải xác định được những gì mình cần, những gì mình thích, những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Nếu bạn mạnh mẽ hãy cứ dũng cảm khoác lên mình những bộ đồ cá tính, đừng vì “không phù hợp” mà tỏ ra dịu dàng. (Nếu bạn thích trường Đại học Ngoại thương hãy cứ mạnh dạn đăng ký và quyết tâm để đạt được mục tiêu, đừng vì lời gièm pha của bạn bè mà từ bỏ.)

2. Phân tích, chứng minh: Tại sao cần “ý thức là chính mình”?

- Bởi xã hội ngày càng phức tạp, để sống là chính mình không phải chuyện dễ dàng. Chúng ta thường bị đầu hàng trước những nỗi sợ hãi, bị mê hoặc bởi những cám dỗ hay thiếu bản lĩnh, không có quan điểm rõ ràng, thích chạy theo số đông, không muốn làm mất lòng người khác...

- Nếu không được sống là chính mình thì chúng ta sẽ chỉ biết sống một cách gượng ép, hôm nay giống người này, ngày mai giống người kia, hôm nay theo ý người này, ngày mai theo ý người khác... Như vậy, ta sẽ mãi không tìm được lối đi riêng.

- Đến lúc tuổi trẻ qua đi, hoặc đã quá mệt mỏi khi phải gồng mình lên sống theo ý người khác, chúng ta sẽ thấy mệt mỏi, chán nản và thất vọng, và chắc chắn sẽ phải - sống trong sự tiếc nuối vì đã không sống là chính mình.

- Dẫn chứng chứng minh: Hoa hậu hoàn vũ H'Hen Niê.

Đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam nhưng không được công chúng đón nhận. Tuy nhiên cô gái người Ê-đê mạnh mẽ vẫn luôn tự ý thức được bản thân, ý thức được nhan sắc của mình có thể đáp ứng đầy đủ tiêu chí của cuộc thi “Hoa hậu Hoàn vũ thế giới” mà H'Hen đã không quản ngày đêm rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức để mang chuông đi đánh xứ người. Kết quả chung cuộc, H'Hen lọt vào TOP 5 Hoa hậu hoàn vũ thế giới - thành tích cao nhất mà đại diện Việt Nam từ trước đến nay đạt được. Qua đó, H'Hen Niê đã giúp cho giới trẻ hiểu rõ hơn về việc “ý thức là chính mình” để tự tin bước vào đời, bước vào tương lai, cống hiến một phần sức lực nhỏ bé của mình cho sự phát triển của xã hội của đất nước.

3.      Bài học nhận thức và hành động

+ Chúng ta phải xây dựng, học tập, rèn luyện cho mình một cái tâm vững vàng, một trí tuệ sắc sảo, một nền kiến thức vững vàng, tự hình thành cho mình những kỹ năng sống, những quan điểm sống rõ ràng.

+ Không chạy theo số đông, không mù quáng tin tưởng, không sống theo ý người khác, cũng không nên ích kỉ chỉ vì bản thân.

+ Phải xác định rõ: bản thân cần gì, mong muốn gì, mục tiêu trong cuộc sống là gì để cố gắng theo đuổi, ra sức học tập để đạt được.

 *Kết đoạn: Kết thúc vấn đề


Câu 6:

Cảm nhận của anh/chị về  hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương?

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.
Xem đáp án

I. Mở bài

- Trình bày khái quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại: Được nhiều tác giả nhắc đến với tấm lòng trân trọng và niềm cảm thương sâu sắc cho số phận như Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…

- Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành công hình tượng bà Tú

II. Thân bài

1. Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ

- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”

+ Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác

+ Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phải nuôi con mà phải nuôi chồng

- Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:

+”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng

+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát

+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu

Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

+ Eo sèo… buổi đò đông: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc

+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu

- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

- Năm nắng mười mưa: số từ phiếm chỉ số nhiều

Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú

2. Hình tượng bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng

- Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con :

+ “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn

+ “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu

Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

- Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang

+ “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vãn

+ “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú

Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến

3. Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng bà Tú

- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.

- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo.

- Việt hóa thơ Đường

III. Kết bài

- Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú

- Trình bày suy nghĩ bản thân


Bắt đầu thi ngay