IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7

Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 có đáp án, cực hay (Đề 2)

  • 3256 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I-Trắc nghiệm

Trạng ngữ trong câu “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” thuộc loại nào?


Câu 2:

Thế nào là câu chủ động?


Câu 5:

Câu nào sau đây không phải là tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?


Câu 6:

Câu nào sau đây không phải là câu đặc biệt?


Câu 7:

II-Tự luận

Chép lại 2 câu tục ngữ về con người và xã hội trong chương trình Ngữ văn 7, kì II

Xem đáp án

Đáp án

HS chép đúng 2 câu tục ngữ về con người và xã hội trong chương trình Ngữ văn 7, kì II.

- Học ăn, học nói, học gói, học mở. 

- Học thầy không tày học bạn. 


Câu 8:

Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”

Xem đáp án

Đáp án

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”

- Giá trị nội dung:

   + Hiểu được giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế cũng như vẻ đẹp của con người xứ Huế: khung cảnh và sân khấu đặc biệt một buổi ca Huế trên sông Hương trong một đêm trăng thơ mộng; ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát triển; con người Huế tài năng, tinh tế.

- Giá trị nghệ thuật:

   + Thể loại bút kí.

   + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.

   + Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.


Câu 9:

Viết bài văn ngắn giải thích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách

Xem đáp án

a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện tình yêu thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn.

Trích dẫn câu tục ngữ.

b. Thân bài:

- Giải thích cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

   + Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong.

   + Nghĩa bóng: Lá lành – lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi – khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ.

- Lá lành phải đùm lá rách:

   + Thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí.

   + Thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi.

   + Sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm.

- Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn. Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ bản thân.


Bắt đầu thi ngay