IMG-LOGO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ 19)

  • 9939 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt hải sản của nước ta hiện nay:

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào kiến thức điều kiện để phát triển ngành thủy sản (trang 100 và 101 SGK Địa lí 12): tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt hải sản của nước ta hiện nay đã được trang bị ngày càng tốt hơn nhưng nhìn chung vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, do vậy năng suất lao động còn thấp.


Câu 2:

Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án D

Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta hiện nay là có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú. (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản).


Câu 3:

Ở nước ta, năng suất lao động xã hội chưa cao đã làm cho:

Xem đáp án

Đáp án A

- Khái niệm: phân công lao động xã hội  là việc chuyên môn hoá người sản xuất, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định. Sự phân công lao động đặt cơ sở cho việc hình thành những nghề nghiệp chuyên môn, những ngành chuyên môn nhằm nâng cao sức sản xuất.

- Ở nước ta, năng suất lao động xã hội chưa cao đã làm cho quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. Khi năng suất lao động xã hội thấp, nền kinh tế phát triển chậm, kém hiệu quả  việc thu hút đầu tư và đa dạng hóa, mở rộng các ngành sản xuất cũng hạn chế hơn, hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra chậm khiến quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến.


Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về biểu đồ sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20 (biểu đồ cột góc phải phần thủy sản). Ta thấy: Sản lượng thủy sản khai thác tăng từ 1660,9 lên 2074,5 nghìn tấn (kí hiệu màu hồng). => Nhận xét B: sản lượng thủy sản khai thác giảm là không đúng.


Câu 5:

Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi nước ta là:

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi nước ta là: Sự khác biệt lớn về điều kiện tự nhiên giữa hai khu vực: Đồi núi là nơi địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, hoạt động giao lưu kinh tế gặp nhiều trở ngại; đồng bằng có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế.


Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước năm 2007 là

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước năm 2007 là 6,8% (xem phần màu hồng đậm).


Câu 7:

Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án C

Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là lượng nước lớn (mưa quanh năm, lượng mưa lớn 1500 – 2000mm/năm); hàm lượng phù sa cao (do quá trình phong hóa, xâm thực diễn ra mạnh).


Câu 8:

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án A

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là xóa đói giảm nghèo và công nghiệp hóa ở nông thôn. Việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn – cụ thể là đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng hóa các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ từ đó sẽ tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống dân cư nông thôn hạn chế tình trạng người dân thiếu việc làm di dân lên thành thị để mưu sinh.


Câu 9:

Trong nông nghiệp nước ta, ở miền núi trung du chuyên về cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc; ở đồng bằng chuyên về cây ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản. Điều đó cho thấy:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong nông nghiệp nước ta, ở miền núi trung du chuyên về cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc; ở đồng bằng chuyên về cây ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản. Điều đó cho thấy: nông nghiệp nước ta đang áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng  (do sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng). (mục 1a, SGK/88 Địa lí 12)


Câu 10:

Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973?

Xem đáp án

Đáp án A

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1955 – 1973 là do áp dụng các chính sách  kinh tế đúng đắn như: chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp gắn với áp dụng kĩ thuật mới, tập trung vào các ngành then chốt theo từng giai đoạn, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng…(SGK Địa lí 11, Cơ bản, trang 77)

=> Loại đáp án B, C, D

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 – 1973 không phải do: tận dụng những thời cơ do xu hướng toàn cầu hóa mang lại.


Câu 11:

Việt Nam gia nhập ASEAN vào ..... và là thành viên thứ ...... của tổ chức này

Xem đáp án

Đáp án C

Ngày 28-7-1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Bru-nây Đarút-xa-lem, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7của tổ chức này.


Câu 12:

Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có những ngày nắng ấm là do

Xem đáp án

Đáp án B

Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có những ngày nắng ấm là do ảnh hưởng của gió Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc.


Câu 13:

Cho bảng số liệu:

TỒNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TỂ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

(Đơn vị: tỉ đồng)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 -2014?

Xem đáp án

Đáp án A

Công thức tính: Tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn = (Giá trị năm cuối : Giá trị năm gốc) x 100 (%)

- Khu vực Kinh tế Nhà nước tăng: (765 247 : 633 187) x 100 = 120, 9%

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng: (442 441 : 326 967) x 100 = 135,3%

- Khu vực Kinh tế ngoài Nhà nước tăng: (1 175 739 : 926 928) x 100 = 126,8%

=> Khu vực kinh tế Nhà nước tăng chậm nhất và tăng chậm hơn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (120,9% < 135,3%)

=> Nhận xét A: Khu vực kinh tế Nhà nước tăng nhanh hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là không đúng.


Câu 14:

Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là nhu cầu thị trường có nhiều biến động. (SGK/94 Địa lí 12)


Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 18, vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 18. Xác định kí hiệu vườn quốc gia và ranh giới Đồng bằng sông Hồng.

=> Vườn quốc gia Ba Bể ở tỉnh Bắc Kạn (thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ), không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.


Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy xác định các đô thị loại 2 (năm 2007) ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 xác định kí hiệu đô thị loại 2 (in hoa, không chân, đậm). Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đô thị loại 2 là: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long.


Câu 17:

Nhận định nào sau đây không chính xác:

Xem đáp án

Đáp án A

Tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu có (đặc biệt là tài nguyên khoáng sản) nhưng có sự phân bố phân tán trong không gian => khiến sự phân bố các trung tâm công nghiệp và điểm công nghiệp trong vùng cũng có sự phân tán, phụ thuộc phần lớn vào vị trí nguồn nguyên nhiên liệu.

=> Nhận định: Miền núi và trung du công nghiệp phân bố phân tán vì có vị trí không thuận lợi, thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên là không đúng.


Câu 18:

“Núi, cao nguyên, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt với mùa đông lạnh” là đặc điểm về điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng:

Xem đáp án

Đáp án C

“Núi, cao nguyên, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt với mùa đông lạnh” là đặc điểm tiêu biểu của điều kiện sinh thái nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ. (SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 107).


Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 (bản đồ lượng mưa trung bình năm) và quan sát bảng phân tầng màu lượng mưa: Huế là địa điểm có lượng mưa trung bình năm lớn nhất – trên 2800mm (có nền màu xanh đậm nhất thể hiện lượng mưa cao nhất)


Câu 20:

Nguyên nhân chính làm cho cơ cấu sản lượng điện nghiêng về nhiệt điện từ sau năm 2005 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên nhân chính làm cho cơ cấu sản lượng điện nghiêng về nhiệt điện từ sau năm 2005 là do sự ra đời của các nhà máy điện chạy bằng khí đốt có công suất lớn. (Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau 1,2,...) (SGK/121 Địa lí 12).


Câu 21:

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về giá trị kinh tế nổi bật của thiên nhiên vùng Trung tâm Hoa Kì?

1. Có nhiều gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ rộng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.

2. Có đồng bằng phù sa do sông Mit - xi - xi - pi rộng lớn, màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt.

3. Có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn như than đá, quặng sắt, dầu khí.

4. Có tài nguyên năng lượng phong phú và giàu tiềm năng về hải sản và du lịch.

Xem đáp án

Đáp án A

Kiến thức trang 38 SGK Địa lí 11, các nhận định đúng về giá trị kinh tế nổi bật của thiên nhiên vùng Trung tâm Hoa Kì ở phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ là:

- Phía Bắc có nhiều gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ rộng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.

- Phía Nam là đồng bằng phù sa do sông Mit - xi - xi - pi rộng lớn, màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt.

- Có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn như than đá, quặng sắt, dầu khí.

=> Như vậy có 3 nhận định (1), (2), (3) đúng về thiên nhiên vùng trung tâm Hoa Kì.


Câu 22:

Dân cư Trung Quốc tập trung ở miền Đông chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án B

Dân cư Trung Quốc tập trung ở miền Đông chủ yếu là do có nhiều trung tâm kinh tế lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Vũ Hán. Các trung tâm kinh tế là nơi có hoạt động  kinh tế công nghiệp, dịch vụ trao đổi buôn bán diễn ra sôi động, cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân về đời sống, việc làm.


Câu 23:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dọc theo lắt cắt địa hình từ A đến B (A - B), yếu tố nào dưới đây không thể hiện trong lát cắt địa hình A - B?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dọc theo lắt cắt địa hình từ A đến B (A - B), các yếu tố được thể hiện trong lát cắt địa hình A – B là:

- Sơn nguyên Đồng Văn.

- Dãy núi cánh cung Bắc Sơn

- Hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam của vùng núi Đông Bắc. (địa hình thấp dần từ A đến B).

=> Hướng núi của dãy Con Voi không được thể hiện trên lát cắt A - B


Câu 24:

Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 43km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm phạm vào vùng biển nào của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta rộng 12 hải lí tính từ ranh giới vùng lãnh hải.

- Vùng lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí, tương đương 22,224 km (12 hải lí x 1852m = 22224 m = 22,224 km)

- Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí sẽ có phạm vi từ 22,224km đến 44,448km.

=> Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 43km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm phạm vào vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta.


Câu 25:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tài nguyên đất của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, ta thấy:

- Đất feralit trên đá badan tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (miền Nam). => A sai

- Đất feralit trên đá badan (Tây Nguyên, ĐNB) có diện tích lớn hơn đất feralit trên đá vôi (ở TDMNBB). => B sai

- Đất feralit trên đá vôi tập trung chủ yếu ở miền Bắc. => A sai

- Diện tích nhóm đất feralit lớn hơn nhiều diện tích nhóm đất phù sa. => D đúng.


Câu 26:

Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do

Xem đáp án

Đáp án D

Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do bão thường kèm theo mưa lớn trên diện rộng. Mưa lớn khiến nước sông ở thượng nguồn dâng lên rất nhanh và dồn về đồng bằng gây lũ lụt, đồng thời mưa lớn cũng gây xói mòn sạt lở đất ở vùng núi có địa hình dốc và ít lớp phủ thực vật.


Câu 27:

Hiện nay ngành chăn nuôi nước ta có nhiều biến động chủ yếu là do?

Xem đáp án

Đáp án D

Hiện nay ngành chăn nuôi nước ta có nhiều biến động chủ yếu là do: Dịch bệnh thường xuyên xảy ra. (SGK/96 Địa lí 12).

Ví dụ: gia cầm (cúm gà, H5N1); gia súc (lở mồm long móng, tả lợn,…)


Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về lưu lượng nước của các sông ngòi nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, ta thấy:

- Sông Hồng có đỉnh lũ vào tháng 8 với lưu lượng 6660 m3/s => A sai.

- Tổng lưu lượng nước sông Cửu Long cao nhất, thời gian mùa lũ dài nhất. => B đúng.

- Tổng lưu lượng nước của sông Hồng cao hơn sông Đà Rằng và thấp hơn sông Cửu Long.=> C sai.

- Sông Đà Rằng có lưu lượng nước nhỏ nhất, mùa lũ ngắn nhất, lũ vào mùa đông => D sai.


Câu 29:

Cho biểu đồ sau:

 

Căn cứ vào biểu đồ trên hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tình hình gia tăng tự nhiên nước ta giai đoạn 1960-2014?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào biểu đồ ta thấy:

- Tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm liên tục, năm 1960 là 3,4%; năm 2014 là 1,03%; giảm khoảng 2,37% (3,4% - 1,03% = 2,37%) => A đúng, B sai.

- Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử => C Sai

- Tỉ suất sinh giảm liên tục, tỉ suất tử giảm không liên tục => D sai.


Câu 30:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết so sánh nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu của Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy:

- Tháng mưa ít nhất của TP. Hồ Chí Minh là tháng 2, Đà Nẵng mưa ít nhất là tháng 3 => B sai

- Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn so với Đà Nẵng. => C sai.

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh thấp hơn so với Đà Nẵng. => D sai.

- TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều vào các tháng mùa hạ (tháng 5 – 10), Đà Nẵng mưa nhiều vào mùa thu đông (tháng 9 – 11) => A đúng


Câu 31:

Cho bảng số liệu:

TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG, DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN, DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1983 - 2014

(Đơn vị: Triệu ha)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983-2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

- Đề bài yêu cầu: thể hiện sự thay đổi cơ cấu (sự chuyển dịch cơ cấu)

- Bảng số liệu: số liệu có dạng cơ cấu (tổng số và 2 giá trị thành phần), có 4 năm. => Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983 – 2014 là biểu đồ miền.


Câu 32:

Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc làm cho:

Xem đáp án

Đáp án D

Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông tạo hành lang hút gió khiến gió mùa mùa đông xâm nhập một cách dễ dàng.


Câu 33:

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nằm trong nhóm I; Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ nằm trong nhóm II; Việt Trì, Thái Nguyên, Nha Trang.... nằm trong nhóm III. Sự phân chia như vậy là dựa vào tiêu chí:

Xem đáp án

Đáp án C

- Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nằm trong nhóm I (trung tâm có ý nghĩa quốc gia)

- Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ nằm trong nhóm II (trung tâm có ý nghĩa vùng)

- Việt Trì, Thái Nguyên, Nha Trang.... nằm trong nhóm III (trung tâm có ý nghĩa địa phương)

=> Sự phân chia như vậy là dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ. (SGK Địa lí 12, Cơ bản, trang 127).


Câu 34:

Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào

Xem đáp án

Đáp án C

Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào liên doanh với các hãng nồi tiếng ở nước ngoài. (SGK Địa lí 11, Cơ bản, trang 103).


Câu 35:

Trong khu vực I, những ngành tăng tỉ trọng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong khu vực I, xu hướng thay đổi tỉ trọng là:

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản

+ Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (83,4 xuống 71,5%), tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi (8,7 lên 24,8%),

+ Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp (cây CN xuất khẩu, nguyên liệu CN, có giá trị)


Câu 36:

Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành này năm 2007 thì dệt may chiếm tỉ trọng

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành này năm 2007 thì dệt may chiếm tỉ trọng: (52,7 : 96,1) x 100 = 54,8%


Câu 37:

Cho biểu đồ về ngành công nghiệp năng lượng của Liên bang Nga

 

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Biểu đồ: cột kết hợp đường.

- Cột thể hiện dầu mỏ, than; đường thể hiện sản lượng điện. => số liệu thô (triệu tấn và tỉ kWh)

- Thời gian: giai đoạn 1995 - 2005

=> Biểu đồ trên thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng của Liên Bang Nga, giai đoạn 1995 - 2005.


Câu 38:

Nước ta có 34 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho nên:

Xem đáp án

Đáp án B

Nước ta có 34 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho nên: lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ (SGK/104 Địa lí 12)


Câu 39:

Đây là một trong những đặc điểm của nguồn lao động nước ta:

Xem đáp án

Đáp án B

- Lực lượng lao động chiếm trên 50% tổng số dân => A sai.

- Chất lượng lao động thấp với 25% đã qua đào tạo => D, C sai.

- Chất lượng lao động đang ngày càng được nâng lên, tuy vậy so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng là một trong những đặc điểm của nguồn lao động nước ta hiện nay.


Câu 40:

Đây là thứ tự các loại đất chính xếp theo độ cao địa hình:

Xem đáp án

Đáp án A

Sự phân bố các loại đất theo độ cao địa hình như sau (kiến thức thiên nhiên phân hóa đa dạng – theo độ cao).

-  Đất phù sa (vùng đồng bằng – dưới 200m)

-  Đất feralit đỏ vàng (vùng đồi núi thấp – dưới 1000m)

-  Đất feralit có mùn (600 – 700m đến 1600 – 1700m)

-  Đất mùn (từ 1600 – 1700m đến 2600m)

-  Đất mùn thô (trên 2600m)


Bắt đầu thi ngay