Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết
Công dân với các quyền dân chủ (bài 7)
-
8658 lượt thi
-
29 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
"Quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân" thuộc vấn đề nào sau đây?
Chọn đáp án A
Theo SGK Giáo dục công dân 12, nội dung quyền bầu cử, ứng cử quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.
Câu 2:
Chủ thể nào dưới đây có quyền khiếu nại?
Chọn đáp án C
Theo SGK Giáo dục công dân 12, người khiếu nại là cá nhân, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Cá nhân được hiểu là công dân nói chung và cán bộ, công chức nói riêng. Tổ chức có quyền khiếu nại gồm: cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Vậy câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi này là cá nhân, tổ chức.
Câu 3:
Đâu không phải nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
Chọn đáp án A
Được học tập bất cứ ngành nghề gì mình thích là nội dung quyền học tập của công dân. Những nội dung còn lại thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 4:
Quyền bầu cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực
Chọn đáp án C
Quyền bầu cử của công dân là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị.
Câu 5:
Ở phạm vi cơ sở, trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền
Chọn đáp án D
Bằng cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", nhân dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi cơ sở nơi họ sinh sống.
Câu 6:
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo mấy nguyên tắc?
Chọn đáp án C
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo bốn nguyên tắc bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Câu 7:
Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách
Chọn đáp án B
Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Những việc dân bàn và dân quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
Câu 8:
Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử
Chọn đáp án B
Theo SGK GDCD 12 trang 70: Theo nguyên tắc bầu cử bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau, đều được tự do và độc lập thể hiện trực tiếp sự lựa chọn của mình với những người trong danh sách ứng viên bằng cách tự viết phiếu, tự bỏ phiếu vào hòm kín.
Câu 9:
Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
Chọn đáp án A
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
Câu 10:
Theo Luật Tố cáo của nước ta, ai là người có quyền tố cáo?
Chọn đáp án C
Theo Luật Tố cáo của nước ta, chỉ công dân có quyền tố cáo.
Câu 11:
Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của xã, phường là
Chọn đáp án C
Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định: dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lí…
Câu 12:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về quyền bầu cử, ứng cử của công dân?
Chọn đáp án C
Không phân biệt tình trạng pháp lý là nhận định sai vì những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang bị tạm giam; người đang mất năng lực hành vi dân sự thì không được thực hiện quyền bầu cử.
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây là đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
Chọn đáp án A
Không phân biệt tình trạng pháp lý là nhận định sai vì những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang bị tạm giam; người đang mất năng lực hành vi dân sự thì không được thực hiện quyền bầu cử.
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
Chọn đáp án D
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức không phải nội dung thuộc quyền này mà thuộc quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Câu 15:
Trong đợt bầu cử vừa qua, Ủy ban bầu cử đã không lên danh sách cử tri và không cho họ thực hiện quyền bầu cử đối với 1 số đối tượng đang chấp hành hình phạt tù; đang bị tạm giam; đang bị tước quyền bầu cử; mất năng lực hành vi dân sự. Việc làm này thể hiện bình đẳng về
Chọn đáp án B
Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. Những trường hợp không được thực hiện bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù; người đang bị tạm giam; người mất năng lực, hành vi dân sự. Như vậy, việc làm của ủy ban bầu cử thể hiện việc bình đẳng về quyền của công dân.
Câu 16:
Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý. Công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
Chọn đáp án B
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, việc làm của công dân A đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 17:
Mỗi cử tri đều tự mình bỏ phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
Chọn đáp án D
Nguyên tắc bầu cử là trực tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Theo đó, mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu, tự mình đi bầu, không được bầu bằng cách gửi thư, cử tri không thể tự mình viết phiếu bầu thì nhờ người khác viết nhưng phải tự mình bỏ phiếu điều này thể hiện nguyên tắc trực tiếp.
Câu 18:
Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?
Chọn đáp án B
Quyền bầu cử là quyền dân chủ của công dân, quyền học tập, quyền sáng tạo thuộc nhóm quyền nhằm tạo điều kiện cho công dân phát triển toàn diện, quyền tự do ngôn luận là quyền tự do của công dân.
Câu 19:
Chủ thể của quyền nào dưới đây khác với những quyền còn lại?
Chọn đáp án C
Quyền khiếu nại có chủ thể là công dân, cơ quan, tổ chức; quyền tố cáo, quyền bầu cử và quyền ứng cử đều có chủ thể là công dân.
Câu 20:
Trường hợp nào dưới đây thể hiện nguyên tắc phổ thông trong bầu cử?
Chọn đáp án D
Nguyên tắc phổ thông trong bầu cử là mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp bị pháp luật cấm.
Câu 21:
Điểm khác biệt rõ nhất giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo là
Chọn đáp án B
Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm hại. Mục đích của tố cáo là nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân. Như vậy, điểm khác biệt rõ nhất giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo là mục đích của quyền.
Câu 22:
Ông A là công dân của phường X. Ông thường xuyên góp ý với lãnh đạo phường X về một số hạn chế trong việc triển khai chính sách phát triển kinh tế của địa phương. Trong trường hợp này ông A đã thực hiện quyền
Chọn đáp án B
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, trong trường hợp này, ông X đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 23:
Hiện nay, các cuộc họp Quốc hội được truyền hình trực tiếp và nhận được sự quan tâm của cử tri cả nước. Nhân dân theo dõi và góp ý kiến trực tiếp vào đường dây nóng về các vấn đề mà Quốc hội bàn bạc, thảo luận. Việc góp ý của cử tri là thể hiện
Chọn đáp án B
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Việc góp ý của cử tri là thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 24:
Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
Chọn đáp án B
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, việc nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 25:
Anh B đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400 000 đồng. Cho rằng mức phạt như vậy là quá cao, anh B có thể làm gì trong các việc dưới đây cho đúng pháp luật?
Chọn đáp án A
Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, trong trường hợp này, anh B nên thực hiện quyền khiếu nại.
Câu 26:
Con gái chị X 8 tuổi bị một thanh niên gần nhà cưỡng bức. Trong trường hợp này, chị X và gia đình nên làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?
Chọn đáp án C
Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, trong trường hợp này, chị X nên tố cáo.
Câu 27:
Người trong trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
Chọn đáp án C
Những trường hợp không được thực hiện bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù; người đang bị tạm giam; người mất năng lực, hành vi dân sự. Như vậy, người bị bệnh tâm thần có giấy chứng nhận của cơ sở y tế là người mất năng lực hành vi dân sự nên không có quyền bầu cử.
Câu 28:
Chị A đến công ty sau khi nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Chị được phòng nhân sự thông báo: chị đã bị chấm dứt hợp đồng lao động. Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị A nên:
Chọn đáp án A
Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hành đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này, chị A nên khiếu nại lên giám đốc công ty về quyết định chấm dứt hợp đồng lao động này.
Câu 29:
Bạn K 9 tuổi phải làm thuê cho một quán ăn gần nhà bạn D. Hàng ngày, D thấy K hay bị chủ quán ăn đánh đập, hành hạ, xúc phạm nhân phẩm, lại thấy bạn K chưa đủ độ tuổi lao động. Theo em D có thể tố cáo với cơ quan hoặc cá nhân nào dưới đây?
Chọn đáp án D
Theo SGK GDCD 12 trang 76: Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, đó là: người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo. Trong trường hợp này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo (chủ quán ăn) chính là Ủy ban nhân dân xã.