Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Giáo dục công dân Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết

Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết

Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống (bài 4)

  • 8749 lượt thi

  • 33 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bình đẳng trong hôn nhân là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Giáo dục công dân 12: Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng bình đẳng với nhau và có quyền ngang nhau trong mọi mặt của gia đình.


Câu 2:

Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì hôn nhân.


Câu 3:

Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.


Câu 4:

Ý nào sau đây không phải nội dung của quyền bình đẳng của công dân trong lao động ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân lớp 12, bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. Vậy, công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ không thuộc nội dung của quyền bình đẳng trong lao động.


Câu 5:

Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ pháp luật nào dưới đây ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Thông thường, nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh bao gồm: kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật; bảo vệ môi trường; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội...


Câu 6:

Bình đẳng trong hôn nhân được hiểu là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Bình đẳng trong hôn nhân tức là vợ, chồng bình đẳng với nhau trong mọi trường hợp. Cụ thể là trong quan hệ nhân thân và tài sản, trên mọi phương diện, vợ chồng đều bình đẳng với nhau.


Câu 7:

Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là đề cập đến nội dung của khái niệm

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.


Câu 8:

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Giáo dục công dân 12: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ chồng bình đẳng với nhau và có quyền ngang nhau trong mọi mặt của gia đình.


Câu 9:

Bình đẳng dựa trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung bình đẳng về

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Giáo dục công dân 12, Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền bình giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.


Câu 10:

Đâu là đối tượng thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình bao gồm: bình đẳng giữa vợ và chồng; bình đẳng giữa cha mẹ và con; bình đẳng giữa ông bà và cháu; bình đẳng giữa anh, chị, em.


Câu 11:

Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình quy định các quan hệ thực hiện quyền bình đẳng. Đó là: bình đẳng giữa cha mẹ và con cái; bình đẳng giữa ông bà và cháu; bình đẳng giữa anh, chị, em. Quan hệ dòng tộc không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.


Câu 12:

Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK GDCD 12 trang 36: Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào.


Câu 13:

Những người lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn cao trong các doanh nghiệp luôn được người sử dụng lao động ưu ái và đãi ngộ đặc biệt. Hành động của người sử dụng lao động trên chính là bình đẳng trong

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong lao động là công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động, theo đó những người lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn cao trong các doanh nghiệp luôn được người sử dụng lao động ưu ái và đãi ngộ đặc biệt.


Câu 14:

Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là, mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.


Câu 15:

Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là mọi công dân đều có quyền

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.


Câu 16:

Công ty X đã bố trí nhiều lao động nữ vào làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại. Trong trường hợp này, công ty X đã vi phạm

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong lao động là bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ vào làm những công việc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại. Như vậy, công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.


Câu 17:

Nội dung nào dưới đây, không thể hiện quyền bình đẳng trong lao động?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. Bình đẳng giữa những người khác cơ quan với nhau không phải nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.


Câu 18:

Nội dung nào dưới đây, không nằm trong quy định về quyền của lao động nữ?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Pháp luật có quy định cụ thể đối với lao động nữ: Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản; Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, ...; Đồng thời không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc. Như vậy, lao động nữ có quyền lựa chọn công việc nhàn để làm không nằm trong quy định về quyền của lao động nữ


Câu 19:

Anh A làm việc ở thành phố X, vợ anh là chị B làm việc ở thành phố Y. Anh A gây sức ép buộc chị B phải nghỉ việc và chuyển về sống tại thành phố X. Việc làm của anh A vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Pháp luật có quy định cụ thể đối với lao động nữ: Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản; Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, ...; Đồng thời không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc. Như vậy, lao động nữ có quyền lựa chọn công việc nhàn để làm không nằm trong quy định về quyền của lao động nữ


Câu 20:

Do bố mất sớm, mẹ Hoa lại ham mê cờ bạc nên bắt 3 chị em Hoa nghỉ học ở nhà đi bán vé số và đi làm thêm kiếm tiền nuôi gia đình. Những hôm chị em Hoa không kiếm được tiền thì mẹ Hoa đánh đập và chửi mắng thậm tệ, không cho ăn cơm. Hành động của mẹ hoa đã vi phạm quyền

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cha, mẹ (kể cả bố dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con: cùng nhau thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Như vậy, xúi giục, ép con làm việc trái pháp luật không thể hiện quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con.


Câu 21:

Ông Nguyễn Văn T đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông T đã

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc làm của ông T là thực hiện quyền tự do kinh doanh.


Câu 22:

Trong gia đình, anh A là người nắm về kinh tế, quyết định mọi việc trong gia đình liên quan đến các thành viên. Tất cả mọi thành viên phải nhất nhất nghe lời anh A. Hành động của anh A đã vi phạm quan hệ nào trong hôn nhân và gia đình

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, vợ và chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, bao gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Việc làm của anh A là vi phạm cả quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.


Câu 23:

A vừa tốt nghiệp Cao đẳng và chưa xin được việc. Bố A bắt A đi làm công nhân nếu không sẽ đuổi khỏi nhà. Mặc dù không thích công việc này nhưng A vẫn phải chấp nhận. Việc làm của bố A đã vi phạm vào quyền bình đẳng nào của công dân trong lao động?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là, mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình và thành phần kinh tế. Việc bố A bắt ép A làm công việc mà A không muốn là vi phạm quyền bình đẳng trong tự do lựa chọn việc làm.


Câu 24:

Nhận định nào sau đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của người lao động?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Sau khi xem xét các tiêu chí của một cuộc đình công như:nguyên tắc, thẩm quyền của người lãnh đạo, tổ chức đình công, thời điểm phát sinh đình công thì một cuộc đình công có thể được xem là hợp pháp hay bất hợp pháp. Như vậy, ở một mức độ cụ thể, người lao động có quyền đình công. Trong câu hỏi này, nhận định người lao động không có quyền đình công là không đúng.


Câu 25:

Doanh nghiệp A kinh doanh dịch vụ sửa chữa máy tính tại nhà, doanh nghiệp A phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây ?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Thông thường, nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh bao gồm: kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật; bảo vệ môi trường; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội...


Câu 26:

Vì làm ăn phát đạt, chị M xin phép mở thêm cơ sở kinh doanh do chị làm chủ nhưng bị cơ quan chức năng từ chối. Chị M cần dựa vào nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình? 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. Vậy chị M cần căn cứ vào quyền bình đẳng trong kinh doanh để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.


Câu 27:

Khi đọc hợp đồng lao động, thấy không có điều khoản về tiền lương nên chị N đề nghị bổ sung rồi mới kí. Giám đốc cho rằng chị N không có quyền đề nghị như vậy. Chị N cần căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để khẳng định mình có quyền đề nghị?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Giáo dục công dân 12, việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy, chị N cần căn cứ và quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động đê khẳng định quyền lợi của mình.


Câu 28:

Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem tivi trong lúc chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy 42 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi của anh H là vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Anh H không giúp đỡ chị M trong việc chăm sóc gia đình là vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ nhân thân. Anh mua xe bằng tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M là vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ tài sản.


Câu 29:

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chị H định xin mở ngay cửa hàng bán thuốc tân dược. Theo em, chị H có quyền mở cửa hàng này không?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Giáo dục công dân lớp 12, quyền tự do kinh doanh nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh. Kinh doanh thuốc tân dược là một loại hình kinh doanh đặc biệt, đòi hỏi người kinh doanh phải có bằng cấp chuyên ngành để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Chị H vừa tốt nghiệp trung học phổ thông , chưa học qua trường lớp y dược nào nên chưa thể mở cửa hàng bán thuốc tân dược.


Câu 30:

Trong quá trình tổ chức kinh doanh mặt hàng điện tử. Nhận thấy mặt hàng này thu được nhiều lợi nhuận, ông A đã cùng với ông C góp vốn để mở thêm công ty cổ phẩn. Việc làm này của ông A thể hiện nội dung nào trong bình đẳng về kinh doanh?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường; tự do liên doanh với các cá nhân,... Trong trường hợp này, việc mở rộng kinh doanh thêm công ty cổ phần của ông A là đang thực hiện quyền tự do mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.


Câu 31:

Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Điều này phù hợp với

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ở mỗi nước, ngoài quy phạm pháp luật, còn tồn tại các loại quy phạm khác, trong đó có quy phạm đạo đức. Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong quy phạm pháp luật. Như vậy, Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên cũng phù hợp với chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.


Câu 32:

T là kỹ sư điện, làm việc tại công ty M. Hết thời gian thử việc, do T bị ốm nên công ty M đã kí kết hợp đồng lao động chính thức với bạn của T là anh A. Việc giao kết hợp đồng lao động này của công ty M đã vi phạm nguyên tắc nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Một trong những nguyên tắc của giao kết hợp đồng lao động đó là nguyên tắc: tự do, bình đẳng, tự nguyện, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể, giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. Trong trường hợp này, hợp đồng lao động giữa Giám đốc công ty M và anh T không tuân theo nguyên tắc giao kết trực tiếp. Bởi lẽ, Giám đốc công ty M đã không kí Hợp đồng lao động trực tiếp với anh T mà thông qua anh A.


Câu 33:

Anh A và chị C cùng tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ đa khoa ở trường Đại học Y. Khi ra trường, anh A xin vào một bệnh viện chuyên ngành tim mạch để làm việc. Chị C mở một nhà thuốc tư nhân nên đã thuê bằng dược sĩ của chị K để hành nghề. Trong trường hợp này, ai không vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Anh A tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ đa khoa, anh A xin vào một bệnh viện chuyên ngành tim mạch để làm việc => anh A không vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh; Chị C mở một nhà thuốc tư nhân nên đã thuê bằng dược sĩ của chị K để hành nghề => Chị C và chị K đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh (Chị C lao động lĩnh vực mà không có chứng chỉ hành nghề, chị K cho thuê bằng trái phép). Như vậy, người không vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh là: anh A.


Bắt đầu thi ngay