IMG-LOGO

Tổng hợp 20 đề thi thử môn Vật Lí trung học phổ thông quốc gia năm 2019 (Đề số 4)

  • 10895 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Acos (ωt + φ), vận tốc của vật có giá trị cực tiểu là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Trong dao động điều hòa:

- Vật đạt vận tốc cực đại khi đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương và vmax = ωA.

- Vật đạt vận tốc cực tiểu khi đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm và vmin = - ωA.

- Vật đạt tốc độ cực đại khi đi qua vị trí cân bằng và |v|max = ωA.

Vật có tốc độ cực tiểu khi ở vị trí biên và |v|min = 0.


Câu 2:

Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của I-âng được xác định bằng công thức nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Vị trí vân sáng bậc k:

x = ki = kλD/a


Câu 3:

Đặt vào hai đầu một tụ điện có điện dung C một điện điện áp U thì thấy tụ tích được một lượng điện tích Q. Biểu thức nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Điện dung của tụ điện được định nghĩa bằng thương số của điện tích tích cho tụ và hiệu điện thế hai đầu tụ điện nên ta có:

C = Q/U → Q = UC


Câu 4:

Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Tốc độ truyền sóng điện từ giảm dần qua các môi trường khí → lỏng → rắn.

Khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì f không đổi.

f = v/λ = const

Vậy khi truyền từ không khí vào nước thì tốc độ truyền sóng điện từ giảm → bước sóng cũng giảm.


Câu 5:

So với hạt nhân S1429i, hạt nhân C2040a có nhiều hơn

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

+ Số proton của Si  = 14 => Số nơtron của Si = 29 – 14 = 15

+ Số proton của Ca = 20 => Số nơtron của Ca = 40 – 20 = 20

→ Vậy hạt Ca nhiều hơn Si 6 proton và 5 nơtron.


Câu 6:

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.

Ánh sáng là sóng điện từ nên là sóng ngang.

Tính chất hạt thể hiện rõ với các bức xạ có năng lượng lớn qua các hiện tượng quang điện, quang phát quang...


Câu 8:

Quan sát sóng dừng trên dây với một đầu cố định, một đầu tự do người ta thấy có tất cả 6 bụng sóng. Sóng truyền trên dây với tốc độ 2 m/s và tần số 20 Hz. Để có thể tạo ra sóng dừng như thế chiều dài của dây bằng

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Điều kiện để có sóng dừng trên dây với một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài dây phải thỏa mãn:

L = (2k+1)λ/4 = (2k+1)v/4f = (2.5+1)2/(4.20) = 0,275m

trong đó, k là số bó sóng, k + 1 là số bụng sóng nên khi có 6 bụng thì k = 5.


Câu 10:

Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện dựa vào hiện tượng

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện dựa vào hiện tượng quang điện trong.


Câu 12:

Tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia Rơn-ghen có bước sóng lần lượt là λ1,λ2,λ3 . Biểu thức nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

+ Tia Rơn-ghen có bước sóng từ 10^-11 m đến 10^-9 m.

+ Tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn 0,38 μm đến vài nanômet.

+ Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn 0,76 μm đến vài milimet.

Như vậy tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn tia tử ngoại, tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng tia Rơn-ghen.

=>λ2>λ1>λ3


Câu 13:

Chọn câu đúng? Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào

Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 19:

Cho đoạn mạch RLC nối tiếp có điện áp hiệu dụng UL=UR=UC2 thì

Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 27:

Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclon của hạt nhân X lớn hơn số nuclon của hạt nhân Y thì:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững.

Năng lượng liên kết riêng được tính theo công thức:

Do đó các hạt có cùng độ hụt khối nhưng hạt nào có số khối nhỏ hơn thì năng lượng liên kết riêng lớn hơn.


Câu 29:

Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên. Nếu cảm ứng từ có hướng từ Bắc đến Nam thì lực từ tác dụng lên dây dẫn có hướng

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

+ Áp dụng quy tắc bàn tay trái: “đặt bàn tay trái xòe rộng để cho các đường cảm ứng từ xuyên qua lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa trùng với chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 90 độ chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện”

+ Áp dụng cho bài này: đặt bàn tay trái thẳng đứng hướng từ dưới lên, xoay bàn tay sao cho lòng bàn tay hướng về phía Bắc, khi đó ngón cái choãi ra 90 độ, chỉ về phía Đông.


Câu 31:

Trong thí nghiệm tìm ra hiện tượng quang điện của Héc, ông đã sử dụng bức xạ tử ngoại chiếu vào

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Trong thí nghiệm trên, Héc đã sử dụng tấm kẽm tích điện âm và chiếu bức xạ tử ngoại vào đó để tìm ra hiện tượng quang điện.


Bắt đầu thi ngay