Trắc nghiệm Địa lý 9 bài 12 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Trắc nghiệm Địa lý 9 bài 12 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố công nghiệp
-
874 lượt thi
-
28 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam
Chọn: C.
Câu 2:
Sản lượng dầu khí khai thác hằng năm của nước ta là
Hàng năm nước ta khai thác hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ m3 khí.
Chọn: C.
Câu 3:
Vùng than lớn nhất nước ta phân bố ở tỉnh nào sau đây?
Vùng than lớn nhất nước ta phân bố ở tỉnh Quảng Ninh với nhiều mỏ than có trữ lượng lớn.
Chọn: B.
Câu 4:
Sản lượng than khai thác hàng năm của nước ta là
Hàng năm nước ta khai thác khoảng 15 – 20 triệu tấn than.
Chọn: b.
Câu 5:
Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là
Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là công nghiệp năng lượng (điện, khai thác nhiên liệu), chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
Chọn: A.
Câu 6:
Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm nước ta?
Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tỉ trọng thấp trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. Sự phát triển của những ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
->Chiếm tỉ trọng thấp trong giá trị sản lượng công nghiệp ->không đúng.
Chọn: A.
Câu 7:
Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ở nước ta là
Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ở nước ta là nhiệt điện Phú Mỹ. Sơn La là nhà máy thủy điện, Phả Lại và Uông Bí là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất nước ta là
Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất nước ta là Phả Lại.
Chọn: C.
Câu 9:
Nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta hiện nay là
Nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta hiện nay là thủy điện Sơn La với công suất khoảng 2400MW.
Chọn: A.
Câu 10:
Công suất của nhà máy thủy điện Sơn La nước ta là bao nhiêu?
Công suất của nhà máy Sơn La nước ta là 2400MW ->là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta.
Chọn: B.
Câu 11:
Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta?
Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta do nhu cầu lớn, nguyên liệu dồi dào.
Chọn: C.
Câu 12:
Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành
Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
Chọn: D.
Câu 13:
Ngành công nghiệp dệt may phát triển dựa trên ưu thế nào sau đây?
Công nghiệp dệt may đòi hỏi nhiều lao động và không yêu cầu trình độ cao. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động phổ thông, giá rẻ...=> đây là ưu thế lớn nhất để ngành công nghiệp dệt may nước ta phát triển.
Chọn: B.
Câu 14:
Công nghiệp dệt may thuộc nhóm ngành công nghiệp nào?
Công nghiệp dệt may là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng.
Chọn: C.
Câu 15:
Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là
Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Chọn: B.
Câu 16:
Trong ngành công nghiệp, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được coi là
TP TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
Chọn: B.
Câu 17:
Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm?
Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, sự phát triển của các ngành này có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao không phải là đặc điểm nằm trong tiêu chí đánh giá của các ngành công nghiệp trọng điểm.
Chọn: A.
Câu 18:
Nhận định nào sau đây không phải vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm?
Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tỉ trọng thấp trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. Sự phát triển của những ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ngành giao thông vận tải là ngành tạo ra mối liên kết giữa các vùng kinh tế. -> Đây không phải vai trò của ngành công nghiệp trọng điểm.
Chọn: D.
Câu 19:
Nhận định nào sau đây không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta?
Thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực nước ta là các nguồn nhiên liệu (than đá, than bùn, than nâu, dầu khí) để phát triển nhiệt điện; nguồn thủy năng các dòng sông để phát triển thủy điện; tài nguyên rừng không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta.
Chọn: C.
Câu 20:
Nước ta có điều kiện thuận lợi nào sau đây để phát triển ngành nhiệt điện?
Nhờ có nguồn than và dầu khí dồi dào nước ta đã xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Phả Lại, Phú Mỹ,…
Chọn: D.
Câu 21:
Cho bảng số liệu:
Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2005 – 2014
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Đề bài yêu cầu: thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp.
- Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường: Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 – 2014 là biểu đồ đường.
Chọn: C.
Câu 22:
Cho bảng số liệu:
Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2005 – 2014
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
Dựa vào bảng số liệu -> Trong giai đoạn 2005 – 2014:
- Sản lượng than tăng (34093 -> 41086 nghìn tấn) nhưng không liên tục (từ 2005 – 2009 tăng, từ 2009 – 2015 giảm). -> A sai.
- Sản lượng dầu thô giảm (18519 -> 17392 nghìn tấn). -> C sai.
- Sản lượng điện tăng nhanh nhất (2,7 lần) và liên tục (52078 -> 141250 triệu KWh). -> B sai, D đúng.
Chọn: D.
Câu 23:
Sản lượng điện nước ta tăng nhanh không phải do nguyên nhân nào sau đây?
– Nguyên nhân khiến sản lượng điện của nước ta tăng rất nhanh là: nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đời sông được nâng cao nên nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt tăng cao; nước ta đã xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện, đầu tư mở rộng quy mô và công suất các nhà máy nhiệt điện.
- Hiện nay nước ta chưa phát triển công nghiệp điện nguyên tử.
=> Nhận xét C không đúng
Chọn: C.
Câu 24:
Các nhà máy thủy điện nước ta phân bố chủ yếu ở miền núi do nguyên nhân nào sau đây?
Sông ngòi chảy trên khu vực núi cao tạo ra nguồn thủy năng lớn giúp phát triển các nhà máy thủy điện. Ngược lại, ở đồng bằng là hạ lưu của các con sông, sức nước chảy không lớn, không tạo ra được nguồn thủy năng. -> Các nhà máy thủy điện chỉ phân bố ở khu vực miền núi.
Chọn: C.
Câu 25:
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước, nguyên nhân chủ yếu do
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Ngành nông nghiệp nước ta phát triển đa dạng (nông –lâm – ngư nghiệp), trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta và đem lại sản lượng lớn.
=> Là điều kiện để thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm rộng khắp cả nước.
Chọn: A.
Câu 26:
Nguyên nhân nào sau đây không làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp?
Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông sản đa dạng và có trữ lượng lớn cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển rộng khắp cả nước. Đồng thời, nhờ có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước nên ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm càng được đầu tư và phát triển.
Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cần số lượng lao động đông và giá rẻ.
->Thu hút nhiều lao động có trình độ cao không phải là nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp.
Chọn: B.
Câu 27:
Để phát triển công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào sau đây cần đi trước một bước so với các ngành khác?
Công nghiệp năng lượng là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng của một quốc gia, nó là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật, là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của một đất nước. Các ngành sản xuất khác chỉ có thể phát triển được khi có sự tồn tại của cơ sở năng lượng.
=> Do đó để tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế đất nước thì công nghiệp năng lượng cần đi trước một bước.
Chọn: D.
Câu 28:
Vai trò quan trọng nhất của ngành công nghiệp năng lượng đối với nền kinh tế của nước ta là
Công nghiệp năng lượng là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng của một quốc gia, nó là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật, là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của một đất nước. Công nghiệp năng lượng cung cấp nguồn năng lượng cho mọi ngành kinh tế khác phát triển -> Các ngành sản xuất khác chỉ có thể phát triển được khi có sự tồn tại của cơ sở năng lượng.
Chọn: C.