Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 4 (có đáp án): Đạo đức và kỷ luật
-
2054 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
Đáp án: D
Lời giải:
Hành động vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật là:
+ Không nói leo trong giờ học.
+ Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
Câu 2:
Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có một bé bị thương nặng, hai người bị thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của hai người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án: A
Lời giải: Trong tình huống này em sẽ giúp đỡ họ, lấy xe của mình đèo bé bị thương nặng đến viện.
Câu 3:
Hành động nào là biểu hiện của đạo đức?
Đáp án: D
Lời giải: Biểu hiện của đạo đức được thể hiện qua hành động:
+ Ủng hộ người nghèo.
+ Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
+ Tuyên truyền về an toàn giao thông.
Câu 4:
Đạo đức là những … của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. Trong dấu “…” là cụm từ
Đáp án: C
Lời giải: Đạo đức là những … của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. Trong dấu “…” là cụm từ quy định và chuẩn mực ứng xử.
Câu 5:
Kỉ luật là những … của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan,…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” là cụm từ nào?
Đáp án: D
Lời giải: Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan,…) yêu cầu mọi người phải tuân theo.
Câu 6:
Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện
Đáp án: A
Lời giải: Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện tính đạo đức và tính kỉ luật.
Câu 7:
Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Đáp án: D
Lời giải: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.
Câu 8:
Người có đạo đức là người … và người chấp hành tốt kỉ luật là người…. Trong dấu “…” đó là cụm từ
Đáp án: A
Lời giải: Người có đạo đức là người … và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. Trong dấu “…” đó là cụm từ tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức.
Câu 9:
Vào lúc rảnh rỗi, D dành một phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và một phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là người như thế nào?
Đáp án: B
Lời giải: Vào lúc rảnh rỗi, D dành một phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và một phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là người có đạo đức và kỉ luật. Cụ thể, D biết yêu thương bố mẹ, đồng thời biết sắp xếp thời gian cho việc phụ giúp mẹ và việc học tập.